Sự tham gia của xã hội, người dân vào phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra ở tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn tỉnh phú thọ (Trang 49 - 51)

nhũng trong hoạt động thanh tra ở tỉnh Phú Thọ

Từ thực tiễn tại Phú Thọ có thể thấy, trong những năm gần đây dưới sự chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt của Đảng, Nhà nước về cơng tác phịng, chống tham nhũng trên mọi mặt của đời sống xã hội và tăng cường sự tham gia của người dân của xã hội trong việc đẩy lùi tham nhũng ở tất cả các ngành, lĩnh vực trong đó có hoạt động thanh tra. Thanh tra Chính phủ đã chỉ đạo thanh tra các tỉnh, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của ngành hàng năm, chỉ rõ mức độ tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các

phương tiện thông tin đại chúng, sự tham gia trực tiếp của người dân vào cơng tác phịng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra.

Trong giai đoạn 2015-2019, Mặt trận tổ quốc tỉnh Phú Thọ đã có liên hệ chặt chẽ với các đơn vị chức năng trong việc phát hiện, xử lý các vụ án tham nhũng trong hoạt động thanh tra, đồng thời tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng xã hội về trách nhiệm phòng, chống tham nhũng.

Các cơ quan báo chí, truyền hình trên địa bàn tỉnh, đài phát thanh các huyện thị xã cũng làm tốt vai trị cũng cấp thơng tin tun truyền đến người dân và kịp thời phản ánh thông tin về các vụ án tham nhũng, những sai phạm trong hoạt động thanh tra nói riêng và trong các lĩnh vực trên địa bàn nói chung. Việc thơng tin kịp những vấn đề liên quan đến phòng, chống tham nhũng thể hiện sự đồng thuận, sự nỗ lực quyết tâm cao của toàn xã hội trong cuộc chiến chống tham nhũng đang nhức nhối ở tất các các bộ , ngành địa phương hiện nay.

Người dân ngày càng quan tâm, tham gia tích cực vào hoạt động phịng, chống tham nhũng trên địa bản tỉnh Phú Thọ. Qua báo cáo của thanh tra tỉnh Phú Thọ, người dân trực tiếp phản ảnh với lãnh đạo về những vấn đề bất cập, những sai phạm trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra trong các buổi tiếp công dân, các đợt tiếp xúc cử tri, phản ảnh bằng đơn thư khiếu nại, tố cáo, chất lượng của các đơn thư ngày càng cao, phản ảnh rõ, trung thực, khách quan về những vấn đề còn tồn tại, gây bức xúc dư luận,…số lượng đơn thư nặc danh, sai sự thật ngày một ít. Thực trạng này cho thấy, người dân đã ngày càng nhận thức sâu sắc về vai trị, quyền làm chủ của mình và tham gia ngày một có hiệu quả vào việc đẩy lùi tham nhũng tại địa phương.

Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, cơng chức, người dân cịn thờ ơ với tham nhũng hoặc có tâm lý bao che cho tội phạm tham nhũng, bị chi phối bởi lợi ích vật chất, yếu tố tình cảm, tâm lý sợ trách

nhiệm, sợ bị trả thù,... không thực hiện hành vi tố giác tội phạm tham nhũng, không dám thẳng thắn bảy tỏ quan điểm trong đấu tranh phịng, chống tham nhũng hoặc cố tình che giấu, giúp đỡ cho các tội phạm tham nhũng gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong thi hành nhiệm vụ. Điều này địi hỏi chính quyền địa phương cần có những biện pháp thích hợp để tun truyền vận động thậm chí có chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn tỉnh phú thọ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)