Xác định trách nhiệm cá nhân trong công tác phòng chống

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn tỉnh phú thọ (Trang 75 - 78)

tham nhũng trong hoạt động thanh tra

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm cá nhân trong thực thi công vụ là một yếu tố quan trọng trong quản lý nhà nước và chống tham nhũng nói chung và trong hoạt động thanh tra nói riêng. Luật phịng, chống tham nhũng quy định một cách chi tiết về vấn đề này, bao gồm những nội dung chính sau:

- Phân định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức với cấp phó được giao phụ trách các lĩnh vực; theo đó, người đứng đầu chịu trách nhiệm chung và chịu trách nhiệm trực tiếp đối với lĩnh vực do mình quản lý,

cấp phó chịu trách nhiệm trực tiếp đối với lĩnh vực được giao phụ trách.

- Phân cấp trách nhiệm rõ ràng cho người đứng đầu đơn vị, phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị mình. Để tạo cơ sở xử lý trách nhiệm người đứng đầu, trong kết luận thanh tra, kiểm tốn, điều tra phải có kết luận về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi xảy ra tham nhũng là yếu kém trong quản lý, buông lỏng quản lý hay bao che cho hành vi tham nhũng. Luật phòng, chống tham nhũng đã khẳng định lại nguyên tắc: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Trên cơ sở nguyên tắc chung như trên, Luật cũng quy định tuỳ từng trường hợp cụ thể mà xác định mức độ trách nhiệm khác nhau của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, có trường hợp họ phải chịu trách nhiệm trực tiếp, có trường hợp thì liên đới chịu trách nhiệm. Ở mọi cơ quan, tổ chức đều có sự phân công trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành giữa người đứng đầu và các cấp phó của họ, theo đó, cấp phó có thể được giao phụ trách từng mảng công việc hay lĩnh vực công tác nhất định hoặc trực tiếp phụ trách một hoặc một số đơn vị trong cơ quan tổ chức. Trong trường hợp này, người được phân công phụ trách phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị mà họ phụ trách, còn người đứng đầu thì vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới. Khoản 2, Điều 54, Luật phòng, chống tham nhũng quy định cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do mình trực tiếp phụ trách. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm liên đới về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do cấp phó của mình trực tiếp phụ trách. Người đứng đầu đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức phải chịu trách

nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị do mình quản lý. Mặc dù đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do họ phụ trách nhưng do tính chất phức tạp của tệ nạn tham nhũng nên Luật phòng, chống tham nhũng năm cũng quy định việc loại trừ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong những trường hợp bất khả kháng, những hành vi tham nhũng vượt ra ngồi khả năng kiểm sốt của người lãnh đạo quản lý, trường hợp họ không thể biết được hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phịng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng.

Ngồi ra, Luật phòng, chống tham nhũng cũng quy định nguyên tắc về việc xử lý đối với người đứng đầu và cá nhân có trách nhiệm trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách nhà nước để xảy ra hành vi tham nhũng thì được thực hiện theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm này và điều lệ, quy chế của tổ chức đó.

Cùng với việc xác định trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng, Luật phòng, chống tham nhũng cũng quy định cụ thể về hình thức xử lý áp dụng đối với họ tuỳ theo mức độ trách nhiệm. Nếu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi phải chịu trách nhiệm liên đới về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật.

Luật phịng, chống tham nhũng cũng quy định việc xem xét miễn giảm trách nhiệm pháp lý nếu họ đã thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn

chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng; xử lý nghiêm minh, báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi tham nhũng. Để tạo điều kiện cho việc xử lý người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng, Luật quy định trong kết luận thanh tra, kết luận kiểm toán, kết luận điều tra vụ việc, vụ án tham nhũng phải nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi tham nhũng. Kết luận phải được gửi cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Cụ thể những quy định trên của Luật phòng, chống tham nhũng, ngày 22-9-2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2006/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 107/2006/NĐ-CP) quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Nghị định số 107/2006/NĐ-CP quy định mức độ của vụ, việc tham nhũng làm căn cứ để xác định trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn tỉnh phú thọ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)