Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền chính trị

Một phần của tài liệu Luận văn quyền chính trị trong các bản hiến pháp việt nam (Trang 49 - 57)

1.3.1. Điều kiện kinh tế, xã hội

Theo Mác: “Trong thời đại nào cũng thế, chính là vua chúa phải phục tùng

các điều kiện kinh tế, chứ không bao giờ vua chúa ra lệnh cho các điều kiện kinh tế được, chẳng qua chế độ pháp luật về chính trị, cũng như về dân sự chỉ là cái việc nói lên, ghi chép lại quyền lực của quan hệ kinh tế” [31], các chính sách và

pháp luật của nhà nước , suy đến cùng chỉ là phản ánh nhu cầu thống trị về kinh tế của giai cấp nắm giữ quyền sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội.

Pháp luật xã hội chủ nghĩa có nội dung do bản chất của quan hệ kinh tế xã hội chủ nghĩa quy định. Được xây dựng và quy định bởi quan hệ sản xuất với nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo, do đó pháp

luật xã hội chủ nghĩa có nội dung chủ yếu là những quy định đảm bảo tính dân chủ, thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân, là công cụ để nhân dân thực hiện quyền lực của mình, là cơng cụ trong tay nhà nước xã hội chủ nghĩa để bảo vệ và xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Do đó hệ thống pháp luật của Việt Nam, đặc biệt là Hiến pháp có những quy định tích cực để nhân dân thực hiện quyền lực của mình như việc hiến định các quyền chính trị của cơng dân để công dân tham gia làm chủ đất nước.

Quan hệ giữa chính trị và kinh tế là mối quan hệ cơ bản của đời sống xã hội. Việc nhận thức và xử lý mối quan hệ này trong thực tiễn đúng hay sai có ý nghĩa quyết định đối với sự hưng vong của nền kinh tế và chế độ chính trị - xã hội của đất nước. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, những thành tựu to lớn về nhiều mặt của nước ta qua hơn 30 năm đổi mới đều có nguyên nhân trực tiếp và sâu xa từ khả năng cũng như mức độ nhận thức và giải quyết mối quan hệ chính trị với kinh tế trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học của việc nhận thức và giải quyết vấn đề quan hệ giữa chính trị và kinh tế là quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin về quan hệ giữa thượng tầng kiến trúc với hạ tầng cơ sở, trong đó hạ tầng cơ sở - kinh tế giữ vai trò quyết định. Kinh tế là gốc, là thước đo tính hợp lý của chính trị. Tương ứng với một trình độ phát triển nhất định về kinh tế có một trình độ phát triển nhất định về chính trị. Cơ sở kinh tế như thế nào thì cơ cấu thể chế chính trị thích ứng như thế ấy. Sự biến đổi, phát triển của kinh tế là nguồn gốc sâu xa của mọi biến đổi xã hội và đảo lộn về chính trị. Các quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp, quan hệ chính trị chỉ là sự phản ánh các quan hệ lợi ích kinh tế, các mâu thuẫn trong quan hệ kinh tế. Kinh tế phát triển thì chính trị tiến bộ; ngược lại, kinh tế khủng hoảng là dấu hiệu cho thấy sự bất cập của chính trị và nó địi hỏi

phải có sự điều chỉnh về chính trị. Ở mức độ và khía cạnh nào đó, sự phát triển của kinh tế thể hiện sự phát triển, tính ưu việt và sự phù hợp của chính trị với kinh tế. Điều đó cũng có nghĩa là: nếu không giải quyết đúng đắn các quan hệ kinh tế, lợi ích kinh tế, khơng thúc đẩy kinh tế phát triển thì sự vận động của chính trị sẽ khó khăn, thậm chí thất bại, bế tắc. Như vậy, chính trị được coi là tiến bộ, hợp lý khi nó hướng vào sự phát triển kinh tế, phục vụ kinh tế.

“Chính trị đóng vai trị lãnh đạo, định hướng và tạo mơi trường chính trị - xã hội ổn định, đáp ứng những điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế” [28].

Tóm lại, thực chất của sự tác động của chính trị đối với kinh tế là tạo mơi trường xã hội ổn định, giải phóng sức sản xuất, tạo động lực để phát triển kinh tế, định hướng phát triển kinh tế quốc gia. Để phát triển xã hội, địi hỏi phải ưu tiên chính trị, đổi mới, hồn thiện, dân chủ hố chính trị, tạo tiền đề cho kinh tế phát triển. Quan hệ chính trị với kinh tế là quan hệ cơ bản, có ý nghĩa quyết định, chi phối trong các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, địi hỏi trong xử lý những vấn đề cụ thể phải chủ động, sáng tạo, tránh tuyệt đối hố hoặc đồng nhất chính trị với kinh tế. Tuyệt đối hoá kinh tế sẽ dẫn đến tình trạng phát triển kinh tế tự phát, vơ chính phủ, tập trung tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, hy sinh các mặt khác. Tuyệt đối hố chính trị trong phát triển kinh tế sẽ làm cho nền kinh tế bị can thiệp, áp đặt một cách duy ý chí, khơng theo quy luật khách quan. Đồng nhất chính trị với kinh tế sẽ làm cho chính trị trở nên cứng nhắc, giáo điều. Mắc phải một trong những khuynh hướng trên đều ảnh hưởng tiêu cực, kìm hãm sự phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung.

Như vậy, với việc kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị, chúng ta vừa thúc đẩy được nền kinh tế của đất nước phát triển theo quy luật

khách quan, vừa tạo nên sự năng động, tích cực trong tư duy, tư tưởng và đời sống tinh thần nói chung của xã hội, làm cho con người được thực sự tự do và có điều kiện phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình. Hai q trình đó có quan hệ biện chứng với nhau, tạo nên sức mạnh giúp chúng ta có cơ sở thực hiện thành cơng sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước.

1.3.2. Chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng

Hệ thống pháp luật của nước ta trong quá trình xây dựng có sự ảnh hưởng của các học thuyết, quan điểm của các nhà khoa học có ảnh hưởng rất lớn đến nội dung các quy định, có thể kể đến học thuyết, tư tưởng được coi là nền tảng lãnh đạo của Đảng cộng sản như chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh [31]. Để có Hiến pháp của đất nước mình, người dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã tiến hành những cuộc chiến đầy hy sinh, gian khổ để giành độc lập cho dân tộc. Chính vì vậy, độc lập dân tộc được coi là một điều kiện tiên quyết cho việc bảo đảm thực hiện các quyền con người ở Việt Nam. Ở đây có sự gắn kết khơng chỉ hai vế (giữa hiến pháp và quyền con người) như ở các nước phương Tây, mà là ba vế (thêm một yếu tố nữa là độc lập dân tộc). Đây cũng là nét đặc thù chi phối việc bảo vệ thúc đẩy quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam.

Tư tưởng về một nền lập pháp gắn liền với quyền con người đã nảy sinh từ rất sớm ở Hồ Chí Minh. Trong bản Tun ngơn Độc lập đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trước hết nhắc tới quyền con người, rồi suy rộng ra quyền tự quyết dân tộc để từ đó khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. Việc gắn kết giữa quyền con người với quyền độc lập dân tộc có thể coi là sáng tạo lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, ngay tại phiên họp

đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên càng sớm, càng tốt với mục đích để nhân dân thực hiện quyền tự do chính trị, quyền dân chủ, quyền cơng dân của mình là bầu ra Quốc Hội, và Quốc Hội có quyền thơng qua một bản Hiến pháp ghi nhận các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Sau đó Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận một số quyền chính trị như: mọi cơng dân đều có quyền tham gia chính quyền và cơng cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình (Điều thứ 7); chế độ bầu cử là đầu phiếu phổ thơng, trực tiếp và kín, mọi cơng dân từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt trai gái đều có quyền bầu cử và từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử ( Điều thứ 18); quyền bãi miễn các đại biểu dân cử (Điều thứ 20).... Như vậy, tư tưởng của Hồ Chí Minh chính là yếu tố ảnh hưởng đến ghi nhận các quyền chính trị trong Hiến pháp.

Pháp luật Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời của nhân dân lao động, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng là những định hướng mang tính chất chiến lược liên quan đến vấn đề đối nội và đối ngoại, ln giữ vai trị chỉ đạo đối với nội dung, phương hướng xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Do đó, mọi quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng.

Ví dụ: Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã ghi: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiên tiến phù hợp; có văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện

phát triển tồn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. Để thể chế hóa điều này, Hiến pháp năm 2013 của nước ta có những quy định rất rõ ràng về vai trị lãnh đạo của Đảng (Điều 4, Hiến pháp 2013), về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương II, Hiến pháp 2013), trong đó có những quy định hiến định cụ thể về các quyền chính trị của cơng dân.

Đảng tạo lập cơ sở và đảm bảo định hướng chính trị cho hoạt động thể chế hoá. Điều này được quy định thành nguyên tắc Hiến pháp (Điều 4 Hiến pháp năm 1992). Hoạt động của Đảng trước hết là việc xác định đường lối phát triển của cách mạng Việt Nam, trong đó có đường lối xây dựng, củng cố và phát triển Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà hoạt động thể chế hoá là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu. Vai trò, trách nhiệm của Đảng là lãnh đạo việc thể chế hố trước hết thơng qua các quan điểm đường lối do Đảng vạch ra và được thể hiện tập trung trong các văn kiện của Đảng. Đảng phải xác định một cách đúng đắn, phù hợp, kịp thời toàn bộ con đường và bước đi của cách mạng Việt Nam trong từng thời kỳ, hướng tới các mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. “Đảng chỉ rõ để tiến tới mục tiêu đó, Việt Nam phải xây dựng nhà

nước pháp quyền, của dân, do dân, vì dân trên nền tảng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế” [4].

Đảng không chỉ dừng lại ở việc xác định chủ trương, đường lối làm cơ sở chính trị cho tồn bộ q trình và nội dung thể chế hố mà Đảng cịn lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện quy trình thể chế hố của Nhà nước nhằm tạo lập hệ thống các

nguyên tắc, cơ chế, chính sách, luật pháp phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước. Trách nhiệm của Đảng là theo dõi để kịp thời uốn nắn các hoạt động thể chế hoá đảm bảo tính định hướng chính trị của hoạt động này. Các cấp uỷ Đảng lãnh đạo, chỉ đạo sát sao hoạt động thể chế hố, từ khâu hình thành chính sách, phân tích chính sách đến xác định nhu cầu lập pháp, lập quy, cho ý kiến đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, lắng nghe nguyện vọng và ý kiến đóng góp, tham gia, phản biện của các tầng lớp nhân dân. Đảng đại diện cho lợi ích của giai cấp cơng nhân và những người lao động, đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc Việt Nam để đánh giá và cho ý kiến về các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội do Nhà nước lập ra. Đảng không trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiệp vụ thể chế hoá của Nhà nước nhưng những ý kiến chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Đảng thông qua các tổ chức đảng và đảng viên có ý nghĩa quyết định đảm bảo cho hoạt động thể chế hố đi đúng hướng.

1.3.3. Các cơng ước quốc tế

Việc tham gia các công ước quốc tế về quyền con người có liên quan đến quyền chính trị hiến định trong Hiến pháp, thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy và tôn trọng các quyền cũng như các quy định của luật pháp quốc tế về quyền con người.

Một trong những nguyên tắc lập pháp cơ bản của Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ quốc tế là “nghiêm chỉnh tuân thủ điểu ước quốc tế mà Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên" [32]. Dưới góc độ lập pháp, trong trường

hợp việc thực hiện điều ước quốc tế đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hay ban hành văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam, cơ quan đề xuất ký kết, tham gia vào các cơ quan nhà nước hữu quan có trách nhiệm tự mình hoặc kiến nghị với cơ

quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành văn bản đó theo quy định pháp luật.

Việt Nam đã gia nhập ICCPR và ICESCR ngày 24/9/1982. Khi gia nhập ICCPR và ICESCR, Việt Nam đưa ra tuyên bố: “Các quy định của khoản 1 Điều

48 của ICCPR và khoản 1 Điều 26 của ICCPR, theo đó một số quốc gia bị tước hội trở thành thành viên của công ước này, là có tính chất phân biệt đối xử. Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho rằng, các Công ước, phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, nên mở ra cho mọi quốc gia tham gia mà khơng có bất kỳ sự phân biệt hoặc giới hạn nào” [30]. Từ khi tham gia ICCPR, Nhà nước Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể để bảo đảm các quyền dân sự và chính trị cơ bản trong ICCPR được tơn trọng và thực thi trong thực tiễn. Với tầm quan trọng cũng như mức độ phổ quát của ICCPR, trong thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện nghĩa vụ quốc gia thành viên của Công ước này. Theo Điều 40 của ICCPR, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ nộp báo cáo về các biện pháp mình thơng qua để thực hiện các quyền trong Công ước và những tiến bộ đã đạt được trong việc thực hiện các quyền đó.

Là thành viên của nhiều điều ước quốc tế về quyền con người, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng các tập quán quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, các nguyên tắc của pháp luật quốc tế nói chung và các quy định về trách nhiệm quốc gia được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, phê chuẩn hoặc gia nhập. Trong quá trình xây dựng Hiến pháp cho thấy Nhà nước ta đã quyết

Một phần của tài liệu Luận văn quyền chính trị trong các bản hiến pháp việt nam (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)