Hiến pháp 2013 được ban hành có sự tiếp nối và bổ sung từ các bản Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, và Hiến pháp 1992. Quyền chính trị của cơng dân được ghi nhận trong chương II “quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân”.
2.2.1. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của cơng dân
Trong những năm qua, chính sách, pháp luật Việt Nam bảo đảm công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các quy định trong Hiến pháp năm 2013 và hệ thống chính sách, pháp luật đã vận dụng phù hợp. Các quy định này khơng có bất kỳ sự phân biệt nào giữa các cơng dân trong việc hưởng thụ quyền vì lý do tơn giáo, giới tính, nguồn gốc, dân tộc, thành phần xuất thân,...
Các quy định trong Hiến pháp, pháp luật không chỉ bao quát toàn bộ vấn đề về quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, cơ chế bảo đảm thực hiện quyền này, các hình thức thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của cơng
dân mà cịn quy định cụ thể về lĩnh vực công dân tham gia, mức độ tham gia để công dân lựa chọn, chủ động tham gia.
Quyền tham gia quản lí đất nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi của cả nước và trong địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội. Điều 28 Hiến pháp 2013 quy định: “Cơng dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội” [21]. Đây là quyền cơ bản về chính trị của công dân đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra, giám sát” [6]. Việc ghi nhận trong Hiến pháp về quyền này có ý nghĩa
là việc thừa nhận về mặt nhà nước tầm quan trọng trong đời sống chính trị của cơng dân, là cơ sở pháp lí quan trọng nâng cao ý thức chính trị của mỗi người trong việc tham gia vào hoạt động của bộ máy Nhà nước, nhằm động viên phát huy sức mạnh toàn dân, toàn xã hội nhằm xây dung một Nhà nước vững mạnh, có hiệu quả. Ngồi ra quy định này còn cho thấy rõ một đặc điểm của bộ máy nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Điều 28 Hiến pháp năm 2013 bổ sung nội dung Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. Việc bổ sung này đã ràng buộc nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của người dân. Qua đó, bảo đảm quyền này của người dân được bảo đảm thực hiện trong thực tế.
Quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: Với tư tưởng “nhà nước là của nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, Hiến pháp năm 2013 quy định “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi
Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân” (Điều 29). So với các Hiến pháp trước thì quy định này có vẻ tiến bộ hơn. Tuy nhiên, xét về bản chất, quyền phúc quyết và quyền biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân là hai quyền hoàn toàn khác biệt. Phúc quyết buộc nhà nước phải tuân thủ nhưng trưng cầu ý dân hay lấy ý kiến nhân dân, tham vấn ý dân chỉ mang tính chất tham khảo. Cơ quan nhà nước có thể theo hoặc khơng nghe theo ý kiến đó. Đặc biệt, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì người dân chỉ được biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý kiến. Như vậy, nếu cơ quan nhà nước khơng tổ chức thì người dân cũng khơng thực hiện được quyền này. Quy định như vậy đã làm bó chặt một quyền quan trọng của người dân trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Cơng dân có thể tham gia quản lý Nhà nước và xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau theo quy định của Hiến pháp 2013. Trước hết, cũng giống như Hiến pháp 1992, công dân thực hiện quyền quản lý Nhà nước thông qua ĐBQH và đại biểu HĐND:
Thứ nhất, công dân thể hiện trách nhiệm xã hội bằng việc sáng suốt lựa chọn những người có đức, có tài để quản lý Nhà nước và xã hội.
Thứ hai, cơng dân có quyền phản ánh, kiến nghị đến các cơ quan hành pháp,
các cơ quan tư pháp và các cơ quan khác của Nhà nước.
Thứ ba, Đảng Cộng sản giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội nên người
dân muốn thực hiện quản lý Nhà nước và xã hội thì ngồi việc thơng qua các cơ quan Nhà nước, cịn có thể thơng qua tổ chức Đảng.
Thứ tư, thông qua mối liên hệ giữa các cơ quan Nhà Nước và nhân dân được
quy định tại điều 8, công dân thực hiện quyền quản lý Nhà nước và xã hội.
Thứ năm, thông qua Mặt trận và các tổ chức thành viên của Mặt trận, công
Hiến pháp 2013 bổ sung thêm hình thức dân chủ trực tiếp, bên cạnh việc khẳng định lại nội dung của Điều 2 Hiến pháp 1992. Dân chủ trực tiếp có thể thực hiện thơng qua hình thức trưng cầu ý dân, được quy định tại khoản 15, Điều 70. Trưng cầu ý dân còn được quy định trong trường hợp sửa đổi Hiến pháp, được quy định tại khoản 3, Điều 120. Trưng cầu ý dân là hình thức để công dân thực hiện quyền quản lý Nhà nước và xã hội một cách trực tiếp.
Hoạt động Quốc hội trong thời gian gần đây đã thể hiện rõ tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch. Hoạt động chất vấn của Quốc hội ngày càng đi vào thực chất và trở thành diễn đàn để Nhân dân thông qua các đại biểu do họ bầu ra chất vấn về việc thực hiện luật pháp, chính sách, cách thức điều hành của Chính phủ nhằm hướng đến các giải pháp có hiệu quả, đáp ứng quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân.
Tại các địa phương, cơ sở, quyền được biết, được bàn, được kiểm tra, giám sát của Nhân dân ngày càng được khẳng định trong thực tế, củng cố vị thế chính trị của các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, cơ sở.
2.2.2. Quyền bầu cử, ứng cử của công dân
Điều 27 quy định về quyền bầu cử và ứng của của cơng dân. Theo đó, cơng dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai một tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi cơng dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm
chủ của mình, để thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập ra bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.
Quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND là quyền công dân trở thành ứng cử viên khi đáp ứng các yêu cầu pháp luật đã quy định. Quyền ứng cử bao gồm quyền được giới thiệu ứng cử và tự ứng cử. Được giới thiệu ứng cử tức là trên cơ sở cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu ứng cử theo phân bổ, cơ quan, tổ chức, đơn vị đó xem xét các tiêu chuẩn của người được ứng cử. Sau khi lấy ý kiến nhận xét của cử tri tại hội nghị cử tri, giới thiệu người của tổ chức mình ứng cử và đưa vào danh sách hiệp thương. Công dân cũng có thể tự ứng cử ĐBQH, HĐND nếu tự thấy mình có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có điều kiện và nguyện vọng đóng góp trí tuệ cho đất nước.
Để tránh tùy tiện trong việc hạn chế quyền bầu cử, ứng cử của công dân, pháp luật quy định những trường hợp không được bầu cử, ghi tên vào danh sách cử tri, đó là: “Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tịa
án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà khơng được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì khơng được ghi tên vào danh sách cử tri” [22]
điều 30 Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND (2015).
Quyền bầu cử, ứng cử được thực hiện theo bốn nguyên tắc: phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các nguyên tắc đó thống nhất với nhau, bảo đảm cho cuộc bầu cử khách quan, dân chủ, thể hiện đúng nguyện vọng của cử tri khi lựa chọn. Các nguyên tắc bầu cử còn quy định quyền và trách nhiệm của cử tri trong bầu cử, trách nhiệm của Nhà nước phải bảo đảm những quy định về bầu cử.
Để bảo đảm các quyền trên, Quốc hội đã thông qua Luật Bầu cử ĐBQH (1997), được sửa đổi, bổ sung năm 2001, 2010; Luật Bầu cử đại biểu HĐND (2003), được sửa đổi, bổ sung năm 2010; Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND (2015).
Như vậy, công dân Việt Nam khơng kể tơn giáo, dân tộc, giới tính… khi đáp ứng đủ điều kiện theo luật định thì có quyền bầu cử hoặc ứng cử. Cơng dân thực hiện quyền bầu cử ứng cử của mình trên tinh thần tự nguyện. Có thể nói đây là quyền chính trị rất quan trọng, là vinh dự, trách nhiệm nghĩa vụ của mỗi công dân.
2.2.3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định tại Điều 30 Hiến pháp 2013 “mọi người có quyền khiếu nại tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền về việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân” [21]. Ở đây, chủ
thể không chỉ giới hạn trong khái niệm công dân mà mở rộng ra thành mọi người, tức mọi thành viên trong xã hội. Theo đó, cơng dân, cơ quan, tổ chức khi có căn cứ cho rằng quyền lợi bị xâm hại bởi một quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thì có quyền khiếu nại. Đồng thời, luật khiếu nại tố cáo năm 1998 quy định “Cơng dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” [19] (khoản 2 điều 1). Nói một cách khác, cá nhân có
quyền tố cáo mọi hành vi vi phạm mà mình biết được, cho dù hành vi vi phạm đó có tác động trực tiếp hoặc khơng tác động đến người tố cáo.
Nếu Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 khơng quy định cơng dân có quyền khiếu nại tố cáo với cơ quan nào của nhà nước thì Hiến pháp 1992 và Hiến pháp
2013 quy định rõ “cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Việc quy định cụ thể như vậy nhằm giảm bớt công việc của cơ quan khơng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo đông thời quy định rõ trách nhiệm của cơ quan giải quyết; khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, kéo dài thời gian giải quyết cho người dân.
Pháp luật cũng quy định: “Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về
vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật” [21]. Pháp
luật có quy định rất rõ ràng về mức bồi thường cho người bị hại. Tùy theo mức độ thiệt hại mà cơ quan giải quyết yêu cầu bị cáo bồi thường cho người bị hại theo quy định của pháp luật. Quy định này nhằm đảm bảo lợi ích cho người bị hại đồng thời cũng là một biện pháp răn đe với tồn xã hội, lấy đó làm gương.
Khoản 3 điều 30 Hiến pháp 2013 quy định: “nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo để vu khống, vu cáo người khác.” Pháp luật cũng định ra chế tài xử phạt đối với hành vi trả thù người khiếu nại tố cáo. Nhà nước bảo vệ quyền lợi cho người khiếu nại, tố cáo về mọi mặt không chỉ thể hiện tính nhân bản mà cịn thúc đẩy nhân dân thực hiện quyền này để góp phần xây dựng đất nước.
Quyền khiếu nại, tố cáo không chỉ là phương tiện để đảm bảo các quyền tự do cá nhân bị xâm hại, mà cịn góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện bộ máy nhà nước, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước, nâng cao hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, của những người có chức vụ. Nhờ đó mà các cơ quan bảo vệ pháp luật tiến hành điều tra những vi phạm pháp luật và xử lí người vi phạm, thiết lập trật tự trong quản lí nhà nước, trật tự xã hội.
Về cơ bản Điều 30 Hiến pháp 2013 là sự ghi nhận lại Điều 74 Hiến pháp năm 1992 bằng quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất đảm bảo cho các
công dân được thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và buộc các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách phải xem xét và giải quyết kịp thời. Đồng thời, Hiến pháp 2013 đã có bước phát triển mới khi coi quyền này không những là quyền của công dân mà là quyền của con người khi thay thế thuật ngữ “cơng dân có quyền” bằng thuật ngữ “mọi người có quyền”. Hiến pháp khơng những nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo mà đồng thời còn nghiêm cấm việc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. Đây là sự kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992. Thực tế cho thấy rằng việc vu khống, vu cáo người khác là một hành vi nguy hiểm cho xã hội, làm tổn thất danh dự, nhân phẩm và cuộc sống bình thường của con người và cơng dân.
2.2.4. Các quyền chính trị hiến định khác của công dân
Theo Điều 25 Hiến pháp năm 2013, cơng dân có quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin. Nếu như Hiến pháp 1992 chỉ quy định “Cơng dân có quyền được thơng tin” (Điều 69) thì Hiến pháp năm 2013 tại Điều 25 đã thay chữ “được thông tin” bằng cụm từ “tiếp cận thông tin”. Nhờ quyền tiếp cận thông tin, mọi cơng dân có thể tiếp cận thơng tin, cả về các quyền thực định cũng như về hoạt động tư pháp, để thụ hưởng đầy đủ và bảo vệ các quyền của mình theo Hiến pháp và pháp luật.
Quyền tự do ngơn luận, báo chí, tiếp cận thơng tin:
Các quyền tự do ngơn luận, báo chí, tiếp cận thơng tin trong các bản Hiến pháp trước đó được bổ sung và hoàn thiện hơn trong Hiến pháp 2013. Hiến pháp 2013 đã tương thích với nội hàm của các quyền này theo đạo luật quốc tế. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong thực tế ở nước ta, bở lẽ theo nhận thức chung của cộng đồng quốc tế, quyền tự do ngơn luận, báo chí, tiếp cận thơng tin không chỉ là điều
kiện bảo đảm cho việc thực thi dân chủ mà cịn là một vũ khí để phịng, chống tham nhũng.
Quyền tự do hội họp và tự do lập hội:
Nhận thức rõ tính tất yếu khách quan của việc hình thành các hội, tự do hội họp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng Nhà nước pháp quyền, Đảng ta đã đề ra quan điểm chỉ đạo nhất quán: “Cùng với