Thực trạng việc bảo đảm thực hiện quyền chính trị trong các bản Hiến pháp

Một phần của tài liệu Luận văn quyền chính trị trong các bản hiến pháp việt nam (Trang 86 - 89)

Hiến pháp Việt Nam

Quyền chính trị là một trong những quyền cơ bản nhất và quan trọng đối với công dân khi được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ; xác lập năng lực pháp lý của công dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội một cách trực tiếp hay gián tiếp. Ở Việt Nam, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền chính trị là mục tiêu lâu dài, thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước.

Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên đặt nền móng cho sự xuất hiện của các quyền chính trị đầu tiên, đánh dấu cột mốc quan trọng khi Việt Nam giành độc lập chủ quyền, thừa nhận và ghi nhận các quyền chính trị của cơng dân rằng cơng dân có quyền tham gia vào cơng kiến quốc và chính quyền. Tuy nhiên đặt trong bối cảnh lịch sử đất nước vẫn cịn nhiều rối ren cho nên dù quyền chính trị của công dân được hiến định nhưng việc bảo đảm thực hiện các quyền này cho cơng dân vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Hiến pháp năm 1959 tiếp tục kế thừa và ghi nhận các quyền chính trị của cơng dân, trong đó có sự sửa đổi, xóa bỏ, bổ sung để phù hợp với yêu cầu tình hình thực tiễn. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã có thêm nhiều các văn bản pháp luật ra đời để nhằm đáp ứng mục tiêu tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền con người nói chung và quyền chính trị nói riêng.

So với Hiến pháp năm 1946 và 1959 thì Hiến pháp 1980 đã có nhiều cải thiện đáng kể trong việc ghi nhận quyền chính trị nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế trong việc bảo đảm thực hiện quyền chính trị của cơng dân. Ở thời điểm này,

việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng quan hệ quốc tê được ưu tiên hàng đầu nên việc thể chế hóa pháp luật đa phần nhằm đảm bảo thực hiện, thúc đẩy phát triển các quyền dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội nhiều hơn.

So với các Hiến pháp năm 1959 và 1980, Hiến pháp năm 1992 đã thể hiện một bước phát triển lớn trong việc pháp điển hóa các quyền con người, trong đó có quyền chính trị. Nhằm bảo đảm thực hiện các quyền chính trị của cơng dân, bên cạnh Hiến pháp, trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2001, Quốc hội đã thông qua rất nhiều đạo luật, đặc biệt là sự xuất hiện lần đầu của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định rõ ràng hơn về hai quyền này. Ngồi ra cịn có Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân,... Nội dung đảm bảo quyền chính trị của cơng dân ở nước ta lúc này chủ yếu xoay quanh vấn đề về bình đẳng: bình đẳng trong bầu cử, ứng cử, tự ứng cử, tự do ngôn luận, tự do lập hội, hội họp, tự do tín ngưỡng, tơn giáo… Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng nội dung về quyền nhiều hơn so với Hiến pháp năm 1992. Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới hơn 100 văn bản luật, pháp lệnh nhằm đảm bảo quyền con người nói chung và quyền chính trị nói riêng phải kể đến như: Luật Trưng cầu ý dân 2015, Luật tín ngưỡng, tơn giáo 2016, Luật Báo chí 2016, Luật tiếp cập thông tin 2016, sửa đổi, bổ sung Luật tố cáo 2018,... Việc bổ sung, sửa đổi, ban hành mới các văn bản luật không chỉ đáp ứng nhu cầu thực tiễn mà còn thể hiện việc Nhà nước tôn trọng, ghi nhận, bảo đảm và thúc đẩy phát triển các quyền chính trị của cơng dân như thế nào. Đây là một nỗ lực hết sức có ý nghĩa, tạo khn khổ pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm trên thực tế các quyền chính trị. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, Việt Nam còn tiếp tục đẩy mạnh tăng cường hợp tác quốc tế để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền nói chung, quyền chính trị nói riêng.

Bảo đảm quyền tự do ngơn luận, báo chí, tự do tín ngưỡng, tơn giáo được Nhà nước đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây. Thành quả nhìn thấy được chính là sự gia tăng nhanh chóng của các tổ chức, hiệp hội, câu lạc bộ, điều này chứng tỏ quyền tự do hội họp và lập hội của người dân thực sự được tôn trọng và bảo đảm. Các hoạt động tôn giáo, lễ hội tâm linh và số chức sắc, nhà tu hành, người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp không ngừng tăng cũng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về tâm linh của nhân dân. Một thành tựu cần phải nói đến nữa trong việc bảo đảm thực hiện quyền chính trị của cơng dân là sự nỗ lực của Nhà nước trong chăm sóc, bảo đảm quyền của nhóm những người yếu thế bao gồm phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật. Các chính sách đổi mới của Việt Nam đã tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động quản lý nhà nước, thể hiện sự bình đẳng giới. Minh chứng cho thấy nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV (2016-2021), tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Quốc hội đạt 26,71%, cao hơn mức trung bình thế giới là 22,3% [10].

Trong những năm vừa qua, kể từ ngày thông qua Hiến pháp năm 2013, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc bảo đảm thực hiện quyền con người nói chung và quyền chính trị nói riêng. Việc bảo đảm quyền chính trị của công dân cần phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau nhưng pháp luật đóng vai trị quan trọng nhất, tuy nhiên, khn khổ pháp luật về quyền chính trị của cơng dân ở Việt Nam vẫn cịn một số bất cập nhất định, cần phải có giải pháp để hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn quyền chính trị trong các bản hiến pháp việt nam (Trang 86 - 89)