Các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền chính trị hiến định của công dân

Một phần của tài liệu Luận văn quyền chính trị trong các bản hiến pháp việt nam (Trang 89 - 99)

cơng dân hiện nay

Bảo đảm thực hiện các quyền chính trị hiến định của cơng dân là một q trình. Nó phụ thuộc vào tổng thể nhiều điều kiện khác nhau như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật..., trong đó pháp luật có vị trí, vai trị và tầm quan trọng hàng đầu. Chủ thể có điều kiện, trách nhiệm bảo đảm quyền chính trị của công dân, trước hết và chủ yếu là Nhà nước, thực hiện các biện pháp về thể chế lập pháp, hành pháp, tư pháp và về quản lý chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa để hiện thực hóa các nguyên tắc, tiêu chuẩn về quyền chính trị trong hoạt động của Nhà nước và các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp nhằm thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện và thúc đẩy quyền con người trong thực tế. Cụ thể:

Thứ nhất, Nhà nước phải công nhận, ghi nhận ngày càng đầy đủ, cơ bản bằng các thể chế pháp luật.

Thứ hai, Nhà nước phải có biện pháp bảo đảm thực hiện và thúc đẩy các quyền chính trị của cơng dân đã được cơng nhận trong pháp luật. Đồng thời phải chủ động xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các thể chế (đường lối, chủ trương, pháp luật, quy chế, quy định,…), chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển và biện pháp quản lý cụ thể để công dân được thụ hưởng và phát triển các quyền của mình.

Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm quyền trưng cấu ý dân trong đó, cần tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản: ban hành những quy định về hình thức và nội dung của lá phiếu bảo đảm tính cụ thể, tính rõ ràng và tính khoa học nhằm tạo điều kiện cho cử tri lựa chọn phương án phù hợp nhất khi đi bỏ phiếu trưng cấu ý dân; Thay đổi quy định về điều kiện để công nhận

kết quả trưng cầu ý dân theo hướng chỉ yêu cầu tỷ lệ biểu quyết đồng ý với nội dung trưng cấu ý dân quá bán. Điều này, sẽ hoàn toàn phù hợp với quy định của Hiến pháp khi xác định bỏ phiếu trưng cấu ý dân là quyền chính trị hiến định của công dân và nguyên tắc bỏ phiếu tự do trong trưng cầu ý dân; Bổ sung các quy định pháp luật theo hướng mở rộng phạm vi xét xử của tòa án đối với tất cả các tranh chấp liên quan đến tồn bộ q trình tổ chức trưng cầu ý dân, không phải duy nhất việc giải quyết tranh chấp về danh sách cử tri như hiện nay; Thực hiện tốt vai trò giám sát sẽ là cơ sở giúp tòa án giải quyết tốt hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động trưng cầu ý dân nói chung. Đồng thời, trong tất cả các công đoạn của trưng cầu ý dân nhất là hoạt động kiểm phiếu, cần phải được quản trị bởi các tổ chức trung lập, khơng thiên vị. Đó là yêu cầu và là tiêu chí nhằm đánh giá mức độ minh bạch và công khai, dân chủ của hoạt động trưng cầu ý dân trong thực tiễn.

Thứ ba, Nhà nước phải ngăn chặn sự vi phạm quyền chính trị của cơng dân

từ phía các cơ quan nhà nước; ngăn chặn tình trạng phân biệt đối xử, hoặc sự hình thành các thế lực đe dọa việc thực hiện các quyền chính trị của cơng dân trên các lĩnh vực.

Thứ tư, Nhà nước chủ động xây dựng thể chế và thiết chế cũng như các chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển, biện pháp quản lý cụ thể để bảo đảm cho mọi người được hưởng thụ các quyền chính trị đến mức cao nhất có thể.

Việc thực hiện chỉ được bảo đảm khi các thể chế, chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển và biện pháp quản lý được đề ra (hay xây dựng) phải mang tính khả thi và hiệu quả, chứ khơng phải chúng được đề ra một cách hình thức, nhất là trong q trình thực thi các quyền chính trị của các nhóm yếu thế. Nói cách khác, việc bảo đảm thực hiện coi trọng không chỉ khâu đề ra (hay xây dựng) các

thể chế, chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển và biện pháp quản lý cụ thể, mà cả khâu tổ chức và nhất là triển khai thực hiện các thể chế, chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển và biện pháp quản lý cụ thể đó, để đạt được kết quả trên thực tế việc thụ hưởng các quyền chính trị.

Thúc đẩy quyền chính trị của cơng dân địi hỏi Nhà nước và các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền không chỉ thụ động, kiềm chế không can thiệp vào công tác bảo đảm quyền, mà quan trọng hơn là phải chủ động xây dựng và triển khai thực hiện các thể chế, chiến lược, kế hoạch, chương trình, biện pháp quản lý cụ thể, để hỗ trợ cơng dân có điều kiện và mơi trường thuận lợi cho việc thực hiện các quyền của mình.

Một mặt Nhà nước có những bảo đảm , cơ chế để cơng dân thực hiện quyền chính trị nhưng cơng dân cũng phải có trách nhiệm đối với nhà nước, phải hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện quyền chính trị. Cơng dân thực hiện quyền chính trị theo đúng quy định của pháp luật vì mục tiêu xây dựng nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, không để các thế lực thù địch lợi dụng danh nghĩa quyền tự do dân chủ, quyền con người kích động, chống phá nhà nước, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa.

Nhằm chống phá chế độ, những năm qua, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng các quyền chính trị cơ bản của con người như: Quyền lập hội, quyền cơng dân, quyền tự do báo chí..., các thế lực thù địch bên ngoài câu kết với phần tử thối hóa, biến chất ở trong nước dùng nhiều cách để gây sức ép, tìm cách can thiệp vào cơng việc nội bộ của Việt Nam; đòi Nhà nước phải đảm bảo tự do vô giới hạn trong các lĩnh vực xã hội... Các thế lực thù địch coi việc hình thành xã hội dân sự

độc lập về chính trị là điều kiện, tiền đề cho việc đảm bảo quyền con người, cổ súy tự do cá nhân thông qua thực hiện quyền chính trị của cơng dân.

Để phịng ngừa, ngăn chặn hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng danh nghĩa quyền tự do dân chủ, quyền con người kích động, chống phá nhà nước, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội, đoàn quần chúng; Giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, tồn diện đối với cả hệ thống chính trị, trong đó có các tổ chức chính trị, xã hội; Phát huy dân chủ XHCN gồm cả dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để giúp cho cơng dân thực hiện quyền làm chủ của mình theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phù hợp với cơ chế vận hành của thể chế chính trị nước ta.

Thứ năm, Tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò của Hiến pháp trong việc

bảo đảm các quyền chính trị. Việc nâng cao hơn nữa vai trò của Hiến pháp trong việc bảo đảm các quyền chính trị của cơng dân ở nước ta cần được tiến hành đồng thời và đồng bộ theo nhiều phương hướng khác nhau:

- Tiếp tục nâng cao nhận thức về các quyền chính trị của công dân và mối quan hệ chặt chẽ giữa các quyền chính trị đó với Hiến pháp.

Để quyền chính trị hiến định của công dân được thực thi trên thực tế thì cơng dân phải nhận thực được nội dung về từng loại quyền (ví dụ: quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền bầu cử, ứng cử; quyền khiếu nại, quyền tố cáo; quyền biểu tình,…) những quyền này là những quyền làm chủ của nhân dân, là thành quả cách mạng dân tộc dân chủ, chỉ có ở nhà nước dân chủ. Bởi vậy, sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ và không ngừng nâng cao sự nhận thức đó về mục

đích, ý nghĩa, tầm quan trọng các quyền chính trị của cơng dân và sự bảo đảm các quyền đó bằng Hiến pháp và pháp luật là tiền đề và điều kiện tư tưởng – chính trị - pháp lý vơ cùng quan trọng để bảo đảm và phát huy cao độ quyền làm chủ nhà nước của nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà nước và cùng cố mối quan hệ bền chặt giữa nhà nước với nhân dân.

- Đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến, giải thích, giáo dục các quy phạm hiến pháp về các quyền chính trị của cơng dân và bảo đảm của Nhà nước để mọi người nhận thức đúng đắn, sâu sắc, thống nhất hơn nữa giá trị, vai trò của các quy phạm hiến pháp trong việc bảo đảm các quyền chính trị của cơng dân.

- Thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh và thống nhất các quy phạm hiến pháp hiện hành về các quyền chính trị của cơng dân và bảo đảm của Nhà nước.

Thực hiện các quy phạm hiến pháp về các quyền chính trị của cơng dân và bảo đảm của Nhà nước nằm trong tổng thể việc thực hiện tất cả các quy phạm hiến pháp trên thực tế và được tiến hành dưới bốn hình thức có quan hệ chặt chẽ với nhu là tuân thủ, chấp hành, thi hành và áp dụng pháp luật.

Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên lĩnh vực quyền con người

nói chung nhằm nâng cao năng lực xây dựng và thực thi pháp luật, năng lực bảo vệ và giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền chính trị của cơng dân.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (02/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem việc tổng tuyển cử, xây dựng Hiến pháp là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách. Cốt lõi quan niệm dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xác định mối quan hệ giữa nhân dân với toàn bộ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, và đề cao các quyền cơ bản của cơng dân, trong đó có các quyền chính trị. Trên cơ sở tư tưởng đó, Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam đã ra đời. Từ đó đến nay, qua 04 lần sửa đổi Hiến pháp: 1959, 1980, 1992, 2013, Ở giai đoạn nào thì quyền chính trị ln được đề cao thông qua việc được quy định cụ thể trong Hiến pháp và ngày càng được hoàn thiện hơn để phù hợp với hồn cảnh lịch sử, tình hình đất nước, và cả thế giới. Quyền chính trị hiến định của công dân luôn gắn liền với Hiến pháp. Hiến pháp không những chỉ là văn bản quy định việc tổ chức nhà nước, mà còn bảo đảm việc thực hiện quyền chính trị. Vì lẽ đó, việc thực thi Hiến pháp cũng chính là đảm bảo thực thi quyền chính trị.

Hiện nay, Hiến pháp năm 2013 đang được thực thi. Việc hiện thực hóa quyền chính trị của cơng dân trong Hiến pháp 2013 là sự tiếp nối, kế thừa các bản Hiến pháp trước đây; tạo nền tảng pháp lý cao nhất bảo đảm quyền chính trị được thực hiện, do vậy bên cạnh việc hồn thiện các quy định thì cần nâng cao nhận thức của cơ quan nhà nước, công dân trong việc thực hiện các quyền này.

Kể từ khi Hiến pháp 2013 được thông qua, công tác cải cách pháp luật, hồn thiện thể chế, chính sách đã được đẩy mạnh. Đảng và Nhà nước Việt Nam có rất nhiều biện pháp cụ thể để bảo đảm quyền chính trị của cơng dân. Người dân tham gia trực tiếp và thụ hưởng quyền qua các hình thức như: tham gia qua quốc hội, qua các đồn thể chính trị-xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng.

Qua đánh giá thực trạng việc bảo đảm thực hiện quyền chính trị của công dân cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được, cịn có những bất cập, hạn chế như giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị chưa thực sự phù hợp đường lối đổi mới của Đảng, chưa thể hiện được hết trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo đảm thực hiện quyền chính trị của cơng dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam; cịn có mặt chưa phù hợp với pháp luật quốc tế, xu thế hội nhập của thời đại. Những hạn chế, bất cập đó địi hỏi phải đưa ra được các giải pháp khắc phục kịp thời nhằm hoàn thiện hệ thống bảo đảm pháp lý thực hiện quyền chính trị của công dân ở nước ta trong thời gian tới. Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định pháp lý cũng tập trung vào việc nâng cao nhận thức của người dân về quyền chính trị mà cơng dân được hưởng thụ; cách thức giúp người dân thực hiện quyền của mình.

KẾT LUẬN

Quyền chính trị là quyền cơng dân được tham gia vào quá trình giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước. Quyền chính trị hiến định của cơng dân được phân theo 4 nhóm quyền: quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền bầu cử ứng cử; quyền khiếu nại, tố cáo; các quyền chính trị khác.

Hiện nay, Hiến pháp năm 2013 đang được thực thi. Việc hiện thực hóa quyền chính trị của cơng dân trong Hiến pháp 2013 là sự tiếp nối, kế thừa các bản Hiến pháp trước đây; tạo nền tảng pháp lý cao nhất bảo đảm quyền chính trị được thực hiện.

Qua đánh giá thực trạng việc bảo đảm thực hiện quyền chính trị của công dân hiện nay cho thấy bên cạnh những kết quả đạt, các quy định và việc thực thi quyền chính trị ở Việt Nam hiện nay cịn có mặt chưa phù hợp với pháp luật quốc tế, xu thế hội nhập của thời đại. Những hạn chế, bất cập đó địi hỏi phải đưa ra được các giải pháp khắc phục kịp thời nhằm hoàn thiện hệ thống bảo đảm pháp lý thực hiện quyền chính trị của công dân ở nước ta trong thời gian tới. Các giải pháp cơ bản là tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, pháp luật về quyền chính trị của cơng dân; cần có sự xóa bỏ các rào cản liên quản đến chính sách, pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật về quyền chính trị của công dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức về quyền của công dân,... Khi các giải pháp này được thực hiện đồng bộ sẽ giúp nâng cao hiệu quả việc bảo đảm quyền con người nói chung, quyền chính trị nói riêng khi Việt Nam đang trên đà xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Một số kết quả Hội nghị Trung ương 5,

khóa XI, đăng trên trang web: www.tuyengiao.vn.

2. Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945), Sắc lệnh số

51 ngày 17 tháng 10 năm 1945, Hà Nội

3. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1957), Sắc luật số 004 về Bầu cử

Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp, Hà Nội.

4.Trần Thái Dương (2010), Vai trò trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong cơ

chế thể chế hóa ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Hà Nội.

5.Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

6.Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7.Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ

XII, Văn phịng Trung ương Đảng, Hà Nội.

8. Đoàn Thị Ngọc Hải (2016), Các quyền hiến định về chính trị của cơng dân trong Hiến pháp Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư Pháp.

9. Liên Hợp Quốc (1966), Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.

Một phần của tài liệu Luận văn quyền chính trị trong các bản hiến pháp việt nam (Trang 89 - 99)