Cơ chế phối hợp trong cơng tác phịng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Luận văn tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của thanh tra chính phủ (Trang 38 - 41)

Trong cuộc chiến PCTN, khơng chỉ có hệ thống thanh tra nhà nước làm “chủ đạo” mà cịn có sự “sát cánh” của các cơ quan chức năng khác, đặc biệt

là các ngành Cơng an, Kiểm tốn, Tư pháp, Kiểm sát, Tòa án. Các cơ quan

này đều có chức năng, nhiệm vụ riêng của mình và thông qua chức năng, nhiệm vụ đó, các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, xử lý và kiến nghị xử lý những hành vi có dấu hiệu tham nhũng và hành vi tham nhũng.

Để công tác PCTN được thực hiện hiệu quả, thống nhất, đồng bộ, giữa

các cơ quan sẽ có cơ chế phối hợp. Luật PCTN đã qui định về nội dung phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong PCTN theo các nội dung: Trao đổi thường xuyên thông

tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác PCTN; chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý; tổng hợp, đánh giá, dự báo

tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp PCTN. Và qui định

cụ thể nội dung phối hợp giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước với cơ

quan điều tra; giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước với VKSND [46].

Cụ thể hóa những qui định về cơ chế phối hợp trong PCTN, nhất là giữa Chính phủ với TANDTC, VKSNDTC, các cơ quan này đã ký quy chế phối hợp riêng trong PCTN ban hành (kèm theo Nghị quyết Liên tịch số

15/NQLT/CP-VKSNDTC-TANDTC (ngày 31/3/2010) [26]; Viện Kiểm sát

nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ, Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng cũng đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-VKSTC-TTCP-BCA-BQP

ngày 22/3/2012 về quan hệ phối hợp trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các

vụ có dấu hiệu hình sự do cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố. Theo đó,

nguyên tắc của cơ chế phối hợp trong PCTN sẽ là dựa trên cơ sở chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật; phải chủ động, thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời, tạo điều kiện hỗ trợ nhau thực hiện tốt nhiệm vụ; bảo đảm chế độ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật [37].

Các nội dung phối hợp giữa Chính phủ, TANDTC và VKSNDTC được

xác định như việc xây dựng Chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,

công tác xây dựng pháp luật, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật,

trao đổi cung cấp thông tin, đào tạo cán bộ, hợp tác quốc tế, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, kinh phí hoạt động. Ngồi ra, giữa Chính phủ với TANDTC và Chính phủ với VKSNDTC tùy chức năng, nhiệm vụ cũng có những qui định về nội dung phối hợp riêng trong việc giải quyết các vụ án

hình sự, các vụ án hành chính, vụ việc dân sự và các việc khác theo quy định

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 luận văn đã tập trung làm rõ một số khái niệm cơ bản như: khái niệm PCTN, pháp luật về PCTN, tổ chức thực hiện pháp luật về

PCTN của Thanh tra Chính phủ.

Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích nội dung tổ chức thực hiện của

pháp luật về PCTN và quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN của

Thanh tra Chính phủ, gồm: ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo pháp luật PCTN; thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về

PCTN; công tác chuẩn bị nhân lực, vật lực phục vụ thực hiện về PCTN, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về PCTN, công tác tổng kết đánh giá và làm rõ các yếu tố tác động với việc tổ chức thực hiện pháp luật về

PCTN. Đây chính là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN của Thanh tra Chính phủ trong chương 2.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của thanh tra chính phủ (Trang 38 - 41)