Giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách, định hướng, chiến lược về phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Luận văn tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của thanh tra chính phủ (Trang 77 - 79)

lược về phòng, chống tham nhũng

Thứ nhất, khẩn trương thể chế hóa đầy đủ các giải pháp PCTN đã được

đề ra trong các Nghị quyết của Đảng và nội luật hóa một số quy định của

UNCAC. Hoàn thiện các quy định nhằm khắc phục những sơ hở, thiếu sót

trong quản lý, tập trung vào các lĩnh vực có khả năng xảy ra tham nhũng cao như: sử dụng đất đai; tài nguyên khoáng sản; xây dựng cơ bản; tín dụng, ngân

hàng; quản lý thu, chi ngân sách; quản lý tài sản công, đầu tư công. Bên cạnh

đó, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản hướng dẫn có liên quan để đảm bảo các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng được thực hiện kịp thời và hiệu quả. Đặc biệt, tập trung hoàn thiện quy định về minh bạch tài sản, thu nhập nhằm kiểm sốt biến động tài sản, thu nhập

lý hóa việc công khai bản kê khai; quy định việc cơ quan có thẩm quyền tiến

hành xác minh tài sản, thu nhập một cách chủ động; trình tự, thủ tục tiến hành xác minh và kết quả xác minh tài sản, thu nhập; quy định các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập, tiếp tục bổ sung chế tài xử lý đối với người kê khai tài sản không trung thực, khơng giải trình được nguồn gốc của tài sản tăng thêm, xử lý tài sản không kê khai, tài sản tăng thêm khơng được giải trình một cách hợp lý. Quy định trong Luật PCTN một số biện pháp phịng ngừa khác mang

tính phịng ngừa lâu dài, bao gồm: xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; khuyến khích cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành, thực hiện

các chuẩn mực, tham gia các cam kết, sáng kiến về liêm chính và PCTN; tăng

cường cải cách hành chính, phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Thứ hai, xây dựng nghị định của Chính phủ quy định cụ thể nội dung của

tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức, điều hành, chủ trì, phối hợp thực hiện từng nội

dung này.

Thứ ba, xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong tổ chức thực hiện pháp luật về

PCTN, trọng tâm là ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản như: cụ thể về

công khai, minh bạch trong hoạt động; rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định

về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; ban hành các văn bản cải cách thực chất chế độ tiền lương và có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng các Thông tư Liên tịch, quy chế phối hợp để quy định cụ thể cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong PCTN với các cơ

quan tố tụng, Kiểm toán nhà nước, cơ quan kiểm tra của Đảng trong việc phát

hiện, xử lý hành vi tham nhũng và đặc biệt là phối hợp trong việc thu hồi tài sản tham nhũng, buộc khắc phục thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra.

Thứ tư, thể chế hóa vai trị chủ đạo của cơ quan TTCP trong PCTN: Là một bộ phận quan trọng trong QLNN về PCTN, vai trò của cơ quan TTCP

trong PCTN cần được thể chế trong những đạo luật và văn bản có liên quan như các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, nghiệp vụ thanh tra, hoạt động

PCTN theo hướng giữ vị trí chủ đạo để tạo tính chủ động và củng cố quyền năng của cơ quan TTCP trong PCTN. Nếu thực hiện QLNN mà không được thể chế hóa vai trị chủ đạo, TTCP sẽ khó phát huy hết hiệu quả hoạt động

trong PCTN. Vai trò chủ đạo của TTCP trong PCTN phải được thể hiện qua

các quyền năng đảm bảo TTCP có “thực quyền” khi phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng. Xuất phát từ yêu cầu cao và tính phức tạp của cơng tác PCTN, TTCP cần được trang bị thêm một số quyền tư pháp như cơ quan điều tra để

khai thác, thu thập thông tin về hành vi tham nhũng, cũng như góp ý phương án xử lý phù hợp khi cần thiết phải chuyển các vụ việc sang cơ quan tố tụng. Đặc biệt, cần có qui định đảm bảo thi hành nghiêm túc, đầy đủ, nhanh chóng

các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra để nâng cao hiệu quả

các hoạt động PCTN thông qua hoạt động thanh tra của TTCP.

Một phần của tài liệu Luận văn tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của thanh tra chính phủ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)