Phải kiểm sốt có hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của thanh tra chính phủ (Trang 75 - 76)

phịng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ

Đây là việc cơ quan Thanh tra Chính phủ tiến hành xem xét, đánh giá

quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, đơn

vị hoặc cá nhân trong phịng, chống tham nhũng, từ đó có các kết luận về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế,

làm rõ nguyên nhân, đồng thời đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy

ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế và xử lý đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân liên quan nếu có vi phạm.

Nói đến quản lý thì thanh tra, kiểm tra luôn là chức năng thiết yếu, bảo đảm cho chủ thể quản lý đánh giá được việc thực thi, chấp hành của các đối tượng quản lý đối với các biện pháp quản lý. Đồng thời qua thanh tra, kiểm

tra cũng sẽ kịp thời phát hiện những bất cập trong cơ chế quản lý để có sự điều chỉnh phủ hợp, nhằm bảo đảm cho hoạt động quản lý có hiệu lực, hiệu quả, đạt được mục tiêu đã đề ra. Do đó, trong chu trình quản lý thì thanh tra, kiểm tra là nội dung không thể thiếu và có vai trị hết sức quan trọng. Trong quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng, nội dung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phịng, chống tham nhũng mang

tính bao quát rất cao, nó cũng là nội dung hỗ trợ tích cực cho việc tổng kết,

rút kinh nghiệm, tổng hợp báo cáo về tình hình tham nhũng, cơng tác phịng, chống tham nhũng bởi có những nội dung báo cáo phải qua thanh tra, kiểm tra

mới bộc lộ thực chất của việc thực hiện cũng như rút ra được những bài học thực tiễn phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của thanh tra chính phủ (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)