Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước là mục tiêu của Đảng, là nhiệm vụ của Nhà nước nhằm đáp ững khát vọng của Nhân dân. Trong đó:
Hiệu lực quản lý nhà nước chính là việc nhà nước thể hiện quyền lực của
mình chi phối xuống đối tượng trong nội bộ cơ quan cũng như các chủ thể
bên ngoài xã hội bằng những cơng cụ pháp lý, chính sách, quyết định phù hợp
với những quy luật khách quan nhằm đạt mục tiêu quản lý đề ra. Trong phạm
vi nhất định, hiệu lực quản lý của nhà nước thể hiện tập trung trong việc hoạch định chính sách, quyết định quán xuyến hoạt động thực thi một cách
nghiêm chỉnh trong khuôn khổ pháp luật. Tuy vậy, trên thực tế, một cơ quan
nhà nước riêng lẻ hầu như khơng có khả năng “kiểm tra, giám sát” mọi hoạt động tuân thủ pháp luật của đối tượng mình quản lý để đưa ra kết luận rằng đơn vị đó có đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước hay khơng? Hoặc nếu có
thanh tra, kiểm tra thì những kết luận đưa ra cũng khơng đủ tính khách quan, trung thực cần thiết. Vì vậy, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật của
Thanh tra Chính phủ trong PCTN cần đặc biệt chú trọng việc thực hiện nhiệm
vụ thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc bộ máy nhà nước
trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Thông qua những kết luận thanh tra hành chính, cơ quan nhà nước có thể tự đề ra những giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu lực quản lý hành chính
và PCTN của chính cơ quan, đơn vị mình.
Hiệu quả quản lý nhà nước là kết quả tác động của cơ quan nhà nước đối với các lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội, nhằm đảm bảo sự phát triển
theo định hướng đề ra. Hiệu quả quản lý nhà nước có thể được xác định dựa
hiện pháp luật, chính sách, quyết định quản lý trên thực tế. Điều 5, Luật
Thanh tra năm 2010 quy định: “Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật”. Phòng chống tham nhũng là một trong số những chức năng cơ bản của cơ quan thanh
tra nhà nước nói chung, Thanh tra Chính phủ nói riêng. Do vậy, tổ chức thực hiện pháp luật của Thanh tra Chính phủ trong PCTN nếu được tăng cường thì chắc chắn sẽ hạn chế tối đa sai phạm có thể xảy ra. Qua đó, hiệu quả quản lý
nhà nước sẽ được đảm bảo, đặc biệt trong một số lĩnh vực “nhạy cảm” như
xây dựng, ngân hàng, thuế, hải quan.