1.2 .Tổ chức thi hành pháp luật dân chủ cơ sở
2.2. Thực trạng tổ chức thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở trên địa bàn tỉnh
địa bàn tỉnh Bắc Ninh
địa bàn tỉnh Bắc Ninh
chung thực hiện dựa trên cơ sở pháp luật sau:
- Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Chỉ thị số 30/CT-TW được ban
hành trong bối cảnh “quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều ngành; tệ quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân mang tính phổ biến. Phương châm
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chưa được cụ thể hóa và việc thể chế hóa thành luật pháp, chậm đi vào cuộc sống”.
- Thể chế hóa nội dung Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X đã ban hành Nghị quyết số 45/1998/NQ-
UBTVQH10 ngày 26/02/1998 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Nghị quyết đã khẳng định phương châm “dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra” và lấy đó làm cơ sở để “giao Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”.
- Sau khi Nghị quyết số 45/1998/NQ-UBTVQH10 được thông qua,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 về Quy
chế thực hiện dân chủ ở cấp xã. Với sự ra đời của Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, Nhà nước ta đã tạo ra một công cụ pháp lý về thực hiện dân chủ ở cơ sở, trao cho các tầng lớp nhân dân ở cơ sở những quyền dân chủ thực sự,
bao gồm: quyền được biết các nội dung liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân ở cơ sở; quyền được bàn và quyết định trực tiếp, bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định đối với những vấn đề quan trọng của địa phương; quyền được tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền