2.2.2 .Tình hình tổ chức triển khai thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở
3.2. Một số giải pháp bảo đảm tổ chức thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở ở
3.2.1. Giải pháp chung
3.2.1.1. Tiếp tục đẩy mạnh việc quán triệt thực hiện QCDC ở cơ sở theo Kết luận số 120-KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ chính trị (khóa XI) “Về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, khắc phục những khuyết điểm tồn tại trong công tác thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhằm tạo những chuyển biến mới trong nhận thức về thực hiện dân chủ ở cơ sở
Việc thực hiện QCDC từ huyện đến cơ sở đã được cấp ủy, thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị, chủ tịch UBND các xã thị trấn quan tâm chỉ đạo thực hiện một cách đồng bộ. Việc quán triệt, học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến đông đảo cán bộ, đảng viên, người lao động và quần chúng nhân dân được thường xuyên. Thực hiện
QCDC ở cơ sở đã phát huy được tính làm chủ của nhân dân trong việc bàn bạc, thống nhất trước khi quyết định thực hiện các cơng trình, dự án triển khai
trên địa bàn. Các chính sách ưu đãi được nhân dân biết và hưởng thụ theo đúng đối tượng; các nội dung dân biết, dân bàn, nhất là trong xây dựng nông
thôn mới được nhân dân đồng tình ủng hộ và tham gia thực hiện. Đã phát huy
được vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan đơn vị, các
dựng cơ quan đồn kết, văn hóa, chính quyền trong sạch vững mạnh. Nhân
dân tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của chính
quyền các cấp; nhân dân phát huy được quyền làm chủ của mình trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của chính quyền ở cơ sở.
Do dó, tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ phát huy vai
trò, tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân, động viên các tầng lớp nhân dân
tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; dân chủ trong sinh hoạt Đảng, trong quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước các cấp không ngừng được phát huy. Bầu khơng khí dân chủ trong xã hội, trong
sinh hoạt cộng đồng dân cư được mở rộng, góp phần hồn thành các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn
xã hội; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh.
3.2.1.2. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, đạo đức công vụ cho cán
bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn sửa đổi lề lối làm việc theo hướng dân chủ và công khai, kịp thời.
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chính là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Chỉ khi xây dựng được đội ngũ này có phẩm chất đạo đức
và năng lực thực thi cơng vụ mới có thể hiện thực hóa mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chính vì vậy, nâng cao đạo đức
cơng vụ cho đội ngũ CBCC cấp xã luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng
trong giai đoạn hiện nay.
Hiểu một cách chung nhất, đạo đức công vụ là hệ thống các chuẩn mực,
quy tắc, nguyên tắc, hành vi trong hoạt động công vụ của CBCC nhằm điều chỉnh thái độ, hành vi, cách ứng xử, chức trách, bổn phận, nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ. Giá trị cốt lõi mà công chức đảm nhận thể hiện ở cách họ xử sự và đóng góp để xã hội tốt đẹp hơn, bao gồm dịch vụ công tốt và từng cá nhân công chức phải trau dồi, bồi dưỡng về mọi
mặt để tiến bộ hơn, qua đó xây dựng một nền công vụ trách nhiệm, chuyên nghiệp và trong sạch, tận tụy, công tâm.
Nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, cơng chức chính là nâng cao lịng u nghề, tinh thần tận tụy với cơng việc; nâng cao thái độ tôn trọng nhân dân, tận tâm phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự
giám sát của nhân dân; là thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư
trong hoạt động công vụ; là nâng cao chủ nghĩa tập thể, tinh thần hợp tác, tôn
trọng pháp luật, tôn trọng đồng nghiệp trong thực thi công vụ.
3.2.1.3. Phát huy vai trị của Mặt trận và các đồn thể chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, vận động đồn viên, hội viện và nhân dân tích cực
tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Tồn dân đồn kết xây
dựng nơng thơn mới, đơ thị văn minh”
Phối hợp tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp; phát huy vai trò giám sát của ban Thanh tra
nhân dân nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền cơ sở, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên, đầu tư xây dựng... Ngoài ra, đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội tích cực tham gia xây dựng
chính quyền, thực hiện giám sát, phản biện xã hội, góp phần đấu tranh phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xố đói, giảm nghèo. Từng bước đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động
nhân đạo, từ thiện, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế -
Vận động nhân dân phát hiện, tố giác, đấu tranh, ngăn chặn các vụ tiêu cực, tham nhũng, các tệ nạn xã hội; kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban TTND, Ban GSĐT cộng đồng để tăng cường phát huy vai trò
dân chủ ở cơ sở.
3.2.1.4. Biểu dương, khen thưởng kịp thời những địa phương, cá
nhân thực hiện tốt; đồng thời, xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp mất dân chủ hoặc lợi dụng dân chủ để gây rối, vi phạm pháp luật,
gây bức xúc trong xã hội và nhân dân
Công tác thi đua, khen thưởng là một nội dung quan trọng, là biện pháp
tổ chức thực tiễn, một phương pháp tuyên truyền, giáo dục tích cực để động
viên ý chí sáng tạo, quyết tâm của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ. Tại Đại hội các chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc tháng 5 năm 1952, Bác Hồ đã khẳng định: “Thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất” và “thi đua, khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên hàng ngày”...
Chủ động giải quyết theo thẩm quyền và tham mưu giúp cấp ủy giải quyết kịp thời, dứt điểm các đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kết luận các vụ việc nổi cộm trên địa bàn; xem xét, kết luận, xử lý kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên vi phạm; xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng tố cáo, khiếu nại
sai sự thật, động cơ cá nhân, làm mất đoàn kết nội bộ; giải quyết dứt điểm các
trường hợp khiếu nại kỷ luật đảng theo quy định của Đảng đảm bảo chính
xác, đúng quy trình, khơng để khiếu nại kéo dài, vượt cấp. Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.