Đo BMD theo phương pháp hấp thụ ti aX năng lượng kép

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa hình của một số gen ở phụ nữ loãng xương sau mãn kinh (FULL TEXT) (Trang 54 - 57)

CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.5. Đo BMD theo phương pháp hấp thụ ti aX năng lượng kép

Dual Energy X-ray Absorptiometry)

- Thiết bị sử dụng: Máy Explorer của hãng Hologic – Mỹ, tại Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân – Bệnh viện Bạch Mai, là máy đo hấp thụ tia X năng lượng kép thế hệ 3 chùm tia hình dẻ quạt góc rộng, có hệ thống tự động định kích cỡ. Mức sai số 1%. Khoảng cách các vùng quét: 1mm. Thời gian quét: 5-7 phút. Liều tia thấp 2-4mrem. Nguồn điện sử dụng: 110VAC-5A- 60H. Bảo quản máy ở nhiệt độ: 18-270C

- Vị trí đo và phân tích kết quả: tại CSTL và CXĐ

+ Tại CSTL: đo ở 4 vị trí từ L1 đến L4. Khối lượng xương được đo ở

mặt cắt theo chiều trước sau ở từng vùng tương ứng với vùng đo BMD. Kết quả cuối cùng được tính bằng trung bình cộng của các chỉ số vùng đo. BMD hiển thị bằng chỉ số T do máy tự động tính theo cơng thức của WHO.

Hình 2.1: Kết quả đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng

+ Tại CXĐ: đo tại 4 vị trí là CXĐ, tam giác Ward, mấu chuyển lớn, liên

mấu chuyển. Khối lượng xương được đo ở mặt cắt theo chiều trước sau ở từng vùng tương ứng với vùng đo BMD. Kết quả cuối cùng được tính bằng trung bình cộng của các chỉ số vùng đo. BMD hiển thị bằng chỉ số T do máy tự động tính theo cơng thức của WHO.

Hình 2.2: Kết quả đo mật độ xương tại cổ xương đùi

- Cách tính chỉ số T cho nghiên cứu của chúng tơi: khi có kết quả iBMD

chúng tơi tiến hành tính lại chỉ số T với pBMD và SD được sử dụng theo giá trị tham chiếu của người Việt Nam.Từ đó tính được chỉ số T mới phù hợp cho người Việt Nam theo công thức sau:

Tscore =

iBMD – pBMD SD

Trong đó: iBMD là mật độ xương của đối tượng i.

pBMD là mật độ xương trung bình của quần thể trong độ tuổi từ 20-40. SD là độ lệch chuẩn của mật độ xương trung bình của quần thể trong độ tuổi 20-40.

Bảng 2.1. Mật độ xương đỉnh trung bình (g/cm2) trong quần thể của phụ nữ Việt Nam đo bằng máy Hologic4

Vị trí xương Mật độ xương đỉnh

pBMD(SD) Tuổi BMD đạt đỉnh

CXĐ (Neck) 0,80(0.10) 25

ĐTXĐ (Total hip) 0,86(0.10) 32

CSTL (Total lumbar spine) 0,98(0.11) 30

+ Đánh giá mật độ xương tại mỗi vị trí CXĐ, ĐTXĐ, CSTL theo tiêu chuẩn của WHO:

Bình thường: Tscore ≥ - 1

Giảm mật độ xương: -2,5 < Tscore < -1 Loãng xương: Tscore ≤ -2,5

+ Đánh giá phụ nữ sau mãn kinh lỗng xương hay khơng loãng xương theo tiêu chuẩn của của Hiệp hội quốc tế về đo mật độ xương lâm sàng và Hội Loãng xương Hoa Kỳ:

Phụ nữ sau mãn kinh lỗng xương khi có Tscore ≤ -2,5 ở ít nhất một trong ba vị trí (CXĐ, ĐTXĐ, CSTL)

Phụ nữ sau mãn kinh khơng lỗng xương khi có Tscore > 2,5 ở cả ba vị trí (CXĐ, ĐTXĐ, CSTL)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa hình của một số gen ở phụ nữ loãng xương sau mãn kinh (FULL TEXT) (Trang 54 - 57)