Nguồn: Goyette P và cs (1995)61
1.2.1.3. Đa hình gen MTHFR
- Hiện nay khoảng 50 điểm đa hình trên gen MTHFR đã được tìm thấy
trong đó hai đa hình MTHFR hay gặp đó là MTHFR rs1801133 (C677T) và MTHFR A1298C, cả hai đều làm giảm hoạt tính của enzym MTHFR và dẫn
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đa hình gen MTHFR rs1801133 có tính ảnh
hưởng lớn tới hoạt tính enzyme MTHFR so với các đa hình khác của gen
MTHFR62.
- Trong nghiên cứu này chúng tơi xem xét tới đa hình kiểu gen MTHFR
rs1801133 (MTHFR C677T), nucleotid C biến đổi thành T ở vị trí số 677 làm biến đổi valin ở vị trí 222 thành alanin63
.
1.2.1.4. SNP rs1801133 - C677T - Ala222Val
- Đa hình gen MTHFR rs1801133 (MTHFR C677T) sẽ làm giảm hoạt
tính của enzyme MTHFR. Những người mang gen MTHFR C677T ở dạng
đồng hợp tử lặn (MTHFR 677TT) thì enzyme hoạt động ít hơn 70% so với bình thường (MTHFR 677CC) còn ở dạng dị hợp tử (MTHFR 677CT) thì enzym hoạt động ít hơn 30 - 40% so với bình thường (MTHFR 677CC)10,64. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mang kiểu gen đồng hợp tử TT của đa hình gen MTHFR rs1801133 có yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý như
loãng xương, tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, tiền sản giật, tăng nhãn áp, rối loạn tâm thần, và một số loại ung thư.
1.2.1.5. Cơ chế gây loãng xương của gen MTHFR
Gen MTHFR C677T làm thay đổi hoặc giảm hoạt động của enzyme
methylene tetrahydrofolate reductase, dẫn đến sự tăng nồng độ homocystein trong máu. Cơ chế mà nồng độ homocystein tăng trong máu có thể ảnh hưởng đến mật độ xương và bệnh lỗng xương có thể do nhiều yếu tố và các yếu tố này tương tác với nhau65
. Homocysteine tăng làm tăng hoạt động của tế bào hủy xương, giảm hoạt động của tế bào tạo xương và tác động trực tiếp đến chất nền xương66