Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân tại xã nhật tân, huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 37)

3.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn

Tổng nguồn vốn:

Là chỉ tiêu phản ánh lượng vốn hoạt động của QTDND. Vốn đó là những giá trị tiền tệ do QTDND huy động và tạo lập được, được dùng để đầu tư, mua sắm tài sản cố định, cho vay và thực hiện các nghiệp vụ khác trong hoạt động kinh doanh.

Tổng nguồn vốn = vốn xác lập + vốn thường xuyên

Như vậy, tổng nguồn vốn của QTDND chắnh là thể hiện được quy mô, cũng như tiềm lực của đơn vị.

Vốn điều lệ = vốn xác lập + vốn thường xuyên

Vốn điều lệ là một bộ phận của vốn tự có. Vốn điều lệ tăng tức là vốn tự có của QTDND tăng. Là cơ sở để các quỹ mở rộng kinh doanh

Vốn huy động

Là nguồn vốn được huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại địa phương.Chỉ tiêu này là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất khả năng hoạt động của QTDND, vì kết quả huy độngvốn phụ thuộc vào uy tắn và trình độ kinh doanh của quỹ.

Chỉ tiêu này càng cao thì quỹ càn chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình và có điều kiện để mở rộng tắn dụng

Vốn vay

Là nguồn vốn di vay từ NH HTX khi thiếu vốn hoạt động.chỉ tiêu này gián tiếp phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tắn dụng của người dân địa bàn.

Vốn huy động / Vốn tự có (Vốn điều lệ)

Cho thấy đòn bẩy tài chắnh của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt động tài chắnh của NH càng an toàn, nếu chỉ tiêu này ở ngưỡng khoảng 15 Ờ 20 lần chứng tỏ NH đang hoạt động trong vùng an toàn với hệ số đòn bẩy hợp lý)

Vốn huy động / Tổng nguồn vốn

Cho thấy khả năng tự chủ của ngân hàng, tỷ lệ này càng bé càng tốt; càng lớn chứng tỏ NH đang phải trang trải quá nhiều chi phắ để huy động vốn. Chỉ tiêu này cần xem xét với chỉ tiêu: Tổng dư nợ cho vay/ Tổng nguồn vốn. Nếu 2 chỉ tiêu này hơn kém nhau từ 0,9 - 1,1 lần thì là ở ngưỡng an toàn, nếu không thì NH đang ko hoạt động hiệu quả

3.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng tắn dụng

Chỉ tiêu dư nợ: Dư nợ ngắn hạn (hoặc trung-dài hạn) / Tổng dư nợ

Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tắn dụng trong trường hợp dư nợ được phân theo thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn). Chỉ tiêu này còn cho thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tắn dụng của một ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tắn dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tắn.

Tỷ lệ dư nợ/vốn huy động (%)

Chỉ tiêu này nói nên hiệu quả sử dụng vốn huy động của quỹ, thể hiện quỹ đã tắch cực tạo lợi nhuận từ vốn huy động hay chưa

Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì thể hiện quỹ chưa thực hiện tốt, vốn huy động tham gia vào vay ắt

Chỉ tiêu sử dụng vốn

Hệ số sử dụng vốn = (Huy động / Sử dụng) * 100%

Đây là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh chất lượng tắn dụng, cho phép đánh giá tắnh hiệu quả trong hoạt động tắn dụng của một ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động được.

Chỉ tiêu nợ quá hạn

Nợ quá hạn / Tổng dư nợ

Nợ quá hạn khó đòi / Tổng nợ quá hạn

Chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng nghiệp vụ tắn dụng. Các ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất lượng tắn dụng cao của mình và ngược lại.

Thông thường thì tỷ lệ nợ quá hạn tốt nhất là ở mức <= 5%. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tắn dụng của một ngân hàng. Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong qui trình tắn dụng, còn có những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định.

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1 Thực trạng hoạt động của quỹ tắn dụng tại xã Nhật Tân, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

4.1.1 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của QTDND xã Nhật Tân

QTDND xã ra đời đã một phần nào đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội tại địa bàn.Thành lập vào năm 2000, lúc này người dân địa phương có nhu cầu vốn rất lớn để phát triển sản xuất.Vì vậy mà với sự có mặt của một TCTD ngay tại địa phương đã được người dân đón nhận, và chắnh quyền địa phương cũng rất tạo điều kiện cho tổ chức này hoạt động và phát triển.

Tuy nhiên trong những năm đầu hoạt động QTDND xã cũng đã gặp phải không ắt những khó khăn về cơ sở vật chất khi mà lúc này quỹ chưa có một trụ sợ chắnh thức để hoạt động, trình độ cán bộ công nhân viên của quỹ còn nhiều hạn chế trong nghiệp vụ tắn dụng có 66,7% cán bộ nhân viên còn ở trình độ sơ cấp và trung cấp.Vì vậy mà mấy năm đầu quỹ chưa tạo được uy tắn trong dân, chưa thể hiện được tắnh hiệu quả trong hoạt động của mình.Điều này đã tạo ra một trở ngại lớn trong việc huy động vốn trong dân.

4.1.1.1 Cơ cấu tổ chức của QTDND

Sau hơn 10 năm hoạt động QTDND xã Nhật Tân đã xây dựng cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh bao gồm 7 cán bộ, nhân viên tham gia hoạt động tại quỹ. Họ được bố trắ kiêm nhiệm ở các vị trắ khác nhau trong quỹ.

Sơ đồ 4.1. Bộ máy tổ chức của QTDND xã Nhật Tân

Đại hội thành viên là nơi có quyền quyết định cao nhất trong QTDND, là tổ chức có quyền thông qua các điều lệ, bầu ra cơ quan lãnh đạo, kiểm tra giám sát HĐQT và ban kiểm soát.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị QTDND có trách nhiệm quản trị mọi hoạt động của quỹ.HĐQT được đại hội thành viên bầu và hoạt động với nhiệm kỳ 5 năm với số lượng thành viên là 3 người: 1 chủ tịch HĐQT và 2 ủy viên HĐQT trong đó 1 ủy viên thường trực là giám đốc điều hành của quỹ và 1 ủy viên còn lại tham gia phụ trách công tác tắn dụng của QTDND.

Ban kiểm soát là cơ quan giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của quỹ. Gồm 2 người do hội đồng thành viên bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ của HĐQT.

Ban giám đốc có nhiệm vụ điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của quỹ. Gồm có: giám đốc điều hành, kế toán, thủ quỹ.

Ban tắn dụng là bộ phận chuyên môn trong QTDND, gồm có 2 thành viên chịu trách nhiệm thẩm định, lập hồ sơ cho vay và gửi tiền.

Cơ cấu tổ chức của QTDND xã Nhật Tân được xây dựng một cách gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả, an toàn phù hợp với số lượng đội ngũ cán bộ nhân viên tại quỹ.

4.1.1.2 Thực trạng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của QTDND

Qua thực tế cho thấy số lượng cán bộ nhân viên của QTDND còn hạn chế vì vậy mà việc bố trắ công công việc vẫn tại còn chưa phù hợp, vẫn còn những cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều phần việc nên hiệu quả công việc chưa cao vì vậy mà hoạt động tại quỹ chưa được chặt chẽ và an toàn.

Bảng 4.1. Thực trạng nguồn nhân lực của QTDND xã Nhật Tân

Ban kiểm soát

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2011 2013

1. Số lượng cán bộ, nhân viên Người 6 7 7

2. Độ tuổi bình quân Tuổi 46 44 44

3. Trình độ chuyên môn

-Đại học Người 1 2 2

-Cao đẳng Người 1 3 4

-Trung cấp Người 2 2 1

-Sơ cấp Người 2 0 0

Nguồn : Quỹ tắn dụng nhân dân xã Nhật Tân

Như bảng 4.1 đã cho chúng ta thấy Cán bộ, nhân viên của quỹ hiện nay hầu hết là những người lớn tuổi, với độ tuổi bình quân năm 2013 là 44 tuổi. Vì vậy quỹ cần có những kế hoạch bổ sung thêm những cán bộ trẻ tuổi có năng lực để có thể nâng cao hơn nghiệp vụ tắn dụng của quỹ.

Trong những năm đầu hoạt động cán bộ quỹ có 66,7% ở trình độ sơ cấp và trung cấp. Nhưng hiện nay, trình độ chuyên môn của cán bộ và nhân viên của quỹ đã được nâng cao hơn. Không còn ai ở trình độ sơ cấp nữa, thay vào đó các cán bộ, nhân viên đã đi học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn của mình.

Hiện nay, quỹ đã có một trụ sở chắnh nằm ngay gần UBND xã và sát trục đường giao thông chắnh của xã tạo được nhiều thuận lợi cho khách hàng tới giao dịch tại quỹ. Hệ thống cơ sở vật chất của quỹ thì được biết, quỹ có 4 máy tắnh để bàn để phục vụ cho công tác quản lý và giao dịch, tuy nhiên máy do đã sử dụng quá lâu mà không nâng cấp nên nhiều lúc gặp phải sự cố gây khó khăn và mất thời gian trong công việc.Ngoài ra quỹ còn có 1 máy đếm tiền, két sắt để bảo quản tiền bạc và sổ sách chứng từ, 2 máy điều hòa nhiệt độ, một bộ bàn ghế tiếp khách và hệ thống quầy giao dịch được chia ra thành những khu vực chuyên trách riêng như: kế toán, thủ quỹ, giao dịch viên để khách hàng khi đến giao dịch có nhiều thuận lợi hơn.

Bên cạnh những cố gắng của quỹ thì quỹ vẫn còn những hạn chế về mặt nhân sự cũng như cơ sở vật chất.Vì vậy quỹ cần chú trọng tới đội ngũ cán bộ, nhân viên của mình. Khuyến khắch họ đi học nâng cao trình độ nghiệp vụ.Bên cạnh đó cũng cần đầu tư tốt hơn tới cơ sở vật chất, tiếp cận và sử dụng công nghệ tiên tiến để phục vụ tốt hơn cho hoạt động tắn dụng của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2 Quy mô và kết cấu nguồn vốn của quỹ tắn dụng nhân dân

4.1.2.1 Cơ cấu vốn của QTDND xã Nhật Tân

Để hoạt động ngày càng tăng trưởng và ổn định qua các năm, QTDND xã Nhật Tân đã có những phươn thức tạo lập vốn riêng nhằm đảm bảo nguồn vốn cho quỹ hoạt động và phát triển lớn mạnh hơn.

Bảng 4.2.Cơ cấu nguồn vốn của QTDND

Chỉ tiêu Số lượng( triệu đồng) Cơ cấu(%)

2011 2012 2013 12/11 13/12 BQ năm (11-13) Tổng số 37.486 57.071 56.985 152,2 99,8 126 Vốn điều lệ 500 650 820 130 126,2 128,1 Vốn huy động 34.186 53.245 52.521 155,7 98,6 127,15 Vốn vay NH HTX 700 400 0 57,1 - 57,1 Vốn khác 2.099 2.775 3.643 132,2 131,3 131,75 Nguồn: QTDND xã Nhật Tân

Vốn điều lệ

Sự tăng trưởng của vốn điều lệ thể hiện được quy mô, năng lực của QTDND. Vì vậy mà việc giữ ổn định và phát triển hơn nguồn vốn điều lệ là rất cần thiết cho hoạt động của quỹ.

Để tạo lập được nguồn vốn này quỹ phải không ngừng chú trọng tới việc tăng trưởng vốn cổ phần thường xuyên và vốn cổ phần xác lập. Đây là những phần vốn mà thành viên góp để xác định tư cách thành viên của mình tại quỹ.

Hiện nay quỹ đã thu hút được 47% thành viên tham gia góp vốn trên tổng số hộ trong xã. Mỗi thành viên phải góp mức vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng nhà nước và tối đa không vượt quá 30% tổng số vốn điều lệ của quỹ để xác lập tư cách thành viên.

Vốn cổ phần thường xuyên tăng khi các thành viên của quỹ đầu tư vốn vào quỹ để kinh doanh tăng. Vì vậy để có thể thu hút được nguồn vốn này thì quỹ phải đảm bảo uy tắn cũng như chất lượng hoạt động thông qua kết quả kinh doanh của quỹ. Nên việc nâng cao được hoạt động kinh doanh có lãi cũng cần được chú trọng và nâng cao.

Hàng năm, nếu quỹ có thể thu hút được một lượng thành viên tham gia vào hoạt động của quỹ thì khi đó nguồn vốn xác lập cũng tăng theo lượng thành viên gia nhập. Để xác lập tư các thành viên của quỹ thì phải đảm bảo phù hợp với những quy định của QTDND cơ sở tại từng thời điểm và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhưng không được dưới mức quy định tối thiểu của Ngân hàng nhà nước.

Biểu đồ 4.2 Tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ của QTDND xã Nhật Tân

Trong 3 năm gần đây vốn điều lệ hàng năm của quỹ đều có xu hướng tăng lên. Năm 2012 tăng 30% so với năm 2011, năm 2013 tăng 26,2%. Với lượng vốn điều lệ tăng đều qua các năm cho thấy nguồn vốn xác lập thành viên, và nguồn vốn bổ sung thường xuyên tăng. Tuy nhiên tỷ lệ tăng của năm 2013/2012 có phần giảm nhẹ so với 2011/2012, có điều này là do trong những năm gần đây lượng thành viên tham gia vào quỹ có phần giảm nhẹ năm 2013 lượng thành viên tăng chỉ bằng 42% so với năm 2012, vì vậy mà lượng vốn xác lập thành viên đóng góp vào nguồn vốn điều lệ là không nhiều phần lớn phần tăng của vốn điều lệ là tăng từ lượng vốn thường xuyên.

Do vậy nếu quỹ muốn tăng lượng vốn điều lệ thì quỹ cần chú trọng hơn trong việc phát triển thành viên để nâng cao nguồn vốn xác lập, đồng thời cũng cần phải tăng trưởng nguồn vốn cổ phần thường xuyên.

Vốn huy động

Đây là một trong những nguồn vốn chủ lực của QTDND cơ sở, nó chiếm tỷ lệ cao trong số các nguồn vốn khác. Bằng các công cụ lãi suất thì quỹ có thể thu hút được lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư để có tiền quay vòng trong quỹ và

để đáp ứng được nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh của các hộ dân là thành viên của quỹ.

Hiện nay vốn này chủ yếu được huy động qua tiền gửi tiết kiệm trả sau của các cá nhân, tổ chức trong xã bằng VND.Dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.

Việc huy động vốn hiện nay dù đã huy động được lượng vốn khá lớn, tuy nhiên vẫn đang phải gặp rất nhiều cạnh tranh với các ngân hàng thương mại, các tổ chức tắn dụng khác trên địa bàn. Vì nhiều người dân có vốn vẫn chưa thực sự tin tưởng vào quỹ, do QTDND vẫn còn chưa thực sự tạo lập được thương hiệu cho riêng mình, vẫn còn nhiều hạn chế về trình độ cán bộ, về cơ sở vật chất. Vì vậy mà việc huy động nguồn vốn tại chỗ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Do vậy để thu hút được các nguồn vốn trong dân quỹ cần đa dạng hóa hình thức và đối tượng huy động vốn. Bên cạnh đó cũng cần có những chắnh sách lãi suất hợp lý, linh hoạt.

Biểu đồ 4.3 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động của QTDND xã Nhật Tân

Trong những năm gần đây, kết quả huy động vốn của quỹ đã đạt được lượng vốn tương đối lớn. Lượng vốn huy động hiện nay đang chiếm tỷ lệ lớn

nhất trong tổng nguồn vốn của quỹ. Điều này chứng tỏ uy tắn cũng như chất lượng hoạt động của quỹ đang ngày càng nâng cao.

Theo như kết quả nghiên cứu thì nguồn vốn huy động ngày càng tăng mạnh. Đặc biệt là năm 2012 so với năm 2011 vốn huy động của quỹ đã tăng 55,7%. Có sự tăng mạnh như vậy là do trong năm 2012, người dân trong xã nhận được một số tiền lớn từ việc đền bù đất nông nghiệp, vì vậy mà lượng vốn tăng do người dân đều có ý thức gửi tiết kiệm vào các đơn vị tắn dụng để đảm bảo an toàn cũng như nhận được một phần lãi từ việc gửi tiết kiệm tại quỹ. Tuy nhiên trong năm 2013 nguồn vốn huy động lại giảm 1,4% so với năm 2012, nguyên nhân dẫn đến sự giảm này là do lãi suất huy động giảm nhiều so với năm trước nên một phần lượng vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm cũng giảm.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân tại xã nhật tân, huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 37)