Hoạt động cho vay vốn của QTDND

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân tại xã nhật tân, huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 55)

4.1.4.1 Đối tượng cho vay vốn

Khi khách hàng muốn vay vốn thì cần phải đảm bảo điều kiện là thành viên của quỹ; có mục đắch vay vốn cụ thể, nếu vay với mục đắch sản xuất kinh doanh thì cần có kế hoạch kinh doanh khả thi phù hợp với những quy định của pháp luật, có giấy phép kinh doanh; có tài sản đảm bảo tiền vay như sổ đỏ, hợp đồng thuê mặt bằngẦNgoài việc cho khách hàng được vay vốn dưới hình thức thế chấp tài sản, quỹ còn cho vay vốn dưới hình thức tắn chấp đối với những khách hàng thường xuyên, có uy tắn trong việc trả nợ.

Hiện nay đối tượng vay vốn chủ yếu là các hộ dân trong xã chiếm tới.Với những người ngoài xã thì việc xét duyệt để cho đối tượng này vay vốn cũng mất thời gian hơn do họ là người ngoài địa bàn hoạt động, quỹ không nắm rõ được những thông tin cần thiết về hộ nên việc đi kiểm tra, thẩm định thông tin trước khi quyết định cho vay lâu hơn. Vì vậy mà đối tượng vay là người ngoài xã cũng phần nào bị hạn chế.

Bảng 4.8. Số lượng người vay vốn phân theo thời hạn Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh(%) 12/11 13/12 1.Tổng 1176 1350 1550 114,8 114,8 2.Ngắn hạn 823 940 1060 114,2 112,8 -Trong xã 722 817 926 113,2 113,3 -Ngoài xã 101 123 134 121,7 108,9 3.Trung hạn 271 324 397 119,6 122,5 -Trong xã 233 278 346 119,3 124,5 -Ngoài xã 38 43 51 113,2 118,6 4.Dài hạn 82 86 93 104,9 108,1 -Trong xã 70 74 78 105,7 105,4 -Ngoài xã 12 12 15 100,0 125,0 Nguồn: QTDND xã Nhật Tân

Việc cho vay vốn mới chỉ đáp ứng được nhu cầu vốn ngắn hạn, chưa quan tâm chú ý tới đầu tư vốn vay dài hạn. Do quỹ gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn trung và dài hạn vì vậy cũng phần nào làm cho việc cho vay vốn dài hạn để sản xuất. Đây được xem như là hạn chế lớn trong hoạt động tắn dụng của quỹ

4.1.4.2 Lãi suất cho vay

Quỹ rất linh hoạt trong việc điều chỉnh lãi suất sao cho phù hợp với nhu cầu vốn tại địa phương nhằm thu hút được lượng lớn khách hàng. Lãi suất được điều chỉnh nhiều lần trong năm và cũng được điều chỉnh khác nhau giữa các loại tiền gửi ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để phù hợp với tình hình nguồn vốn của quỹ.

Bảng 4.9. Lãi suất cho vay của QTDND xã Nhật Tân và NH NN&PTNT ĐVT: %/tháng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1.Ngắn hạn - QTDND 1,25 1,1 0,65 - NH NN&PTNT 1,3 1,1 0,67 2.Trung hạn - QTDND 1,35 1,4 1,2 - NH NN&PTNT 1,4 1,45 1,15 3.Dài hạn - QTDND 1,5 1,56 1,3 - NH NN&PTNT 1,5 1,6 1,3

Nguồn: QTDND xã Nhật Tân, NH NN&PTNT

Qua bảng 4.9 cho thấy lãi suất cho vay của quỹ với từng năm khác nhau thì có mức điều chỉnh bằng, cao hơn hoặc thấp hơn so với NH NN&PTNT.Như vậy lãi suất tiền vay của quỹ không tạo được nhiều ưu thế để có thể cạnh tranh với các TCTD khác trên cùng địa bàn.

Như ta thấy, mức lãi suất vay của QTDND qua các năm đều thấp hơn hoặc bằng so với Ngân hàng NN&PTNT.Nhưng đặc biệt với lãi suất vay trung hạn ở năm 2013 lại cao hơn so với Ngân hàng NN&PTNT, nguyên nhân của sự điều chỉnh này là do quỹ đang hạn chế cho vay với thời gian trung và dài hạn vì lượng vốn huy động được chủ yếu trong thời gian ngắn hạn, nên quỹ không chủ động được trong việc cung cấp nhiều nguồn vốn trung hạn và dài hạn theo như mong muốn của nhiều khách hàng.

Trong tổng số 60 hộ vay vốn tại quỹ thì có 49 hộ ( chiếm 81,67%) cho rằng lãi suất cho vay tại quỹ là vừa phải không chênh lệch nhiều so với các TCTD khác, còn lại 11 hộ ( chiếm 18,33%) cho rằng lãi suất vay còn cao, gây khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của họ.

Bảng 4.10. Đánh giá của hộ dân về lãi suất cho vay của QTDND xã Nhật Tân

Cao 11 18,33

Vừa 49 81,67

Thấp 0 0

Nguồn: tổng hợp kết quả điều tra năm 2014

Như vậy quỹ đang phải cạnh tranh ngày càng gay gắt, khi mà lãi suất cho vay của các tổ chức tắn dụng đang đồng loạt giảm để thu hút được khách hàng. Nếu như quỹ không thật linh hoạt trong việc điều chỉnh lãi suất thì sẽ rất khó cạnh tranh trên thị trường, trong khi khách hàng hiện nay họ đang rất nhạy cảm và có rất nhiều sự lựa chọn tổ chức tắn dụng uy tắn cũng như với lãi suất phù hợp để họ vay vốn sản xuất kinh doanh.

4.1.4.3 Phương thức cho vay

Hiện nay quỹ áp dụng phương thức cho vay truyền thống là vay từng lần; người vay sẽ phải làm hồ sơ cho từng lần vay với lãi suất, thời hạn trả tiền và số tiền vay xác định.Phương pháp này áp dụng cho những khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn không thường xuyên, mục đắch sử dụng để sản xuất nông nghiệp mang tắnh chất thời vụ.

Bên cạnh đó quỹ còn áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tắn dụng. Với phương pháp này người vay chỉ phải lập hồ sơ một lần cho nhiều khoản vay của mình, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức, chỉ giới hạn dư nợ không giới hạn doanh số.Phương pháp này quỹ chỉ áp dụng cho những khách hàng có tắn nhiệm với quỹ và không có nợ quá hạn với các tổ chức tắn dụng.

Hai phương thức này áp dụng khung lãi suất cho vay là khác nhau. Đối với phương thức cho vay theo hạn mức tắn dụng có lãi suất cao hơn so với cho vay từng lần. Sự chênh lệch lãi suất đối với hai phương thức này duy trì ở mức 1,5%.

Với những phương thức cho vay khác nhau như vậy thì người đi vay cũng có những lựa chọn phù hợp cho riêng mình. Một hộ dân vay vốn tại quỹ đã chia sẻ:

Hộp 2: Chú chấp nhận mất thời gian để được vay lãi thấp

thủ tục mất thời gian thật đấy nhưng mà mình cũng có thường xuyên vay đâu, mình chỉ cần vốn ngay để đầu tư vào Ộgiống máỢ cho kịp vụ thôi, mà được cái lãi suất thấp hơn là vay theo hạn mứcỢ

Nguồn: Pv Ông Nguyễn Quang Đại, thôn Cao Đoài

Như vậy cho thấy quỹ đã rất linh hoạt trong hoạt động cho vay của mình.Tạo điều kiện cho khách hàng, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn vay.

Tuy nhiên vẫn còn hạn chế: Chưa có những kế hoạch tắn dụng cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại địa phương.Các loại hình tắn dụng còn chưa đa dạng, chưa đảm bảo được việc hạn chế rủi ro trong giao dịch.

4.1.4.4. Thủ tục cho vay

Để quỹ hoạt động an toàn thì việc lập hồ sơ, trình tự cho vay cần phải hết sức chặt chẽ. Tuy vậy thực tế việc lập hồ sơ xét duyệt vay vốn của quỹ tiến hành rất nhanh chóng, không gây mất thời gian của khách hàng mà vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc, quy định. Làm được việc này là do quỹ được đặt sát gần dân nhất mà các cán bộ, nhân viên của quỹ cũng là những con em trên địa bàn, nên việc xác định những thông tin về khách hàng vay vốn cũng rất chắnh xác và nhanh chóng. Đây có thể coi như là một lợi thế của QTDND so với các ngân hàng thương mại, NHCSXH.Qũy cũng rất tạo điều kiện cho thành viên vay vốn, không chỉ trong việc xét duyệt và ra quyết định nhanh chóng, thuận lợi về thời gian cho khách hàng.Mà bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn thông qua tắn chấp thay vì thế chấp như các Ngân hàng thương mại khác.

Khách hàng đăng ký nhu cầu vay vốn Khách hàng đăng ký (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhu cầu vay vốn

Cán bộ tắn dụng xét đủ điều kiện

Cán bộ tắn dụng xét đủ điều kiện

Lập hồ sơ cho vay theo mẫu của NHNN Lập hồ sơ cho vay theo

mẫu của NHNN Trình lãnh đạo quỹ duyệt

Việc lập thủ tục vay vốn của khách hàng được cán bộ, nhân viên của quỹ hướng dẫn rất nhiệt tình, chi tiết để khách hàng nắm rõ.

Bảng 4.11. Đánh giá của hộ về thủ tục cho vay vốn của QTDND xã Nhật Tân

Chỉ tiêu Số hộ(hộ) Tỷ lệ (%)

Thuận lợi 53 88,33

Bình thường 7 11,67

Phức tạp 0 0

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2014

Theo như nhận xét của người dân thì có 53 hộ (chiếm 88,33%) trong tổng số hộ được điều tra đánh giá QTDND xã có thủ tục vay vốn thuận lợi, chỉ còn lại 7 hộ ( chiếm 11,67%) cho rằng thủ tục vay của quỹ là bình thường. Vì chỉ với thời gian là 1-2 ngày quỹ có thể xét duyệt cho vay vốn đối với những đối tượng vay quỹ chấp nhập cho vay bằng tắn chấp, và thời gian là 3-4 ngày với hình thức vay bằng thế chấp.

Hiện nay khi mà quỹ đang ngày càng mở rộng quy mô hoạt động thì để đảm bảo được sự cạnh tranh của quỹ với các tổ chức tắn dụng khác, QTDND xã cần phải gọn nhẹ hơn nữa trong việc làm các thủ tục vay vốn.Quỹ cần mở rộng hình thức đảm bảo tiền vay không chỉ áp dụng hình thức đảm bảo bằng sổ đỏ mà cần có thêm hình thức đảm bảo bằng sổ hưu hay sổ tiền gửi tại quỹ... sao cho phù hợp để có thể có nhiều đối tượng tiếp cận được với nguồn vốn của quỹ hơn.

Cán bộ xã đưa ra nhận xét:

Hộp 3: Người dân tiếp cận với vốn vay của QTDND xã

Từ khi có QTDND ra đời người dân trong xã có thể tiếp cận với nguồn vốn để phát triển một cách thuận lợi hơn.Thay vì trước đây người dân muốn vay vốn phải đi ra huyện mới có những tổ chức tắn dụng cho vay thì bây giờ ngay tại địa bàn xã người dân cũng có thể vay vốn với những ưu đãi về lãi suất và thủ tục làm việc thuận tiện phù hợp với trình độ.Từ đó người dân chủ động sản xuất mùa vụ, kinh doanh mua sắm máy móc, nông cụ, xây nhà ởẦ Vì thế, rất nhiều hộ nông dân và kinh doanh nhỏ sử dụng vốn vay có hiệu quả cao, góp phần xóa đói, giảm mạnh hộ nghèo. Góp phần tắch cực vào việc khơi dậy tiềm năng kinh tế tại địa phương, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Nguồn: Pv Ông Nguyễn Quang Quý, Chủ tịch xã Nhật Tân 4.1.4.5 Lượng vốn vay

Bảng 4.12. Lượng vốn cho vay tại QTDND xã Nhật Tân

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Cao nhất Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Nông nghiệp 100 1 120 1,5 125 1,5 Ngành nghề khác 135 10 150 11 160 11,5 Buôn bán và dịch vụ 200 15 270 15 350 16 Sinh hoạt 25 1 30 1 30 1 Nguồn: QTDND xã Nhật Tân

Qua bảng cho thấy lượng vốn cho vay thấp nhất của quỹ là 1 triệu đồng. Đây có thể coi như là một lợi thế của QTDND xã vì quỹ sẵn sàng cung cấp một lượng vốn nhỏ cho người dân với thời hạn ngắn tạo điều kiện cho người dân

không phải chịu lãi suất cao khi đi vay từ tắn dụng đen, không phải đi xa và làm các thủ tục phức tạp khi đi vay tại các ngân hàng khác trên địa bàn.

Lượng vốn cho vay với các mục đắch khác nhau hầu hết đều được quỹ điều chỉnh tăng qua các năm.Trong đó lượng vốn vay để đầu tư phát triển cho buôn bán dịch vụ là cao nhất, với mức cho vay cao nhất là 350 triệu đồng.Vì các thành viên của quỹ vay vốn để đầu tư cho việc mở cửa hàng buôn bán đồ gỗ mỹ nghệ và dịch vụ vận tải nên yêu cầu lượng vốn vay cao. Bên cạnh đó ngành sản xuất nông nghiệp với quy mô vẫn còn nhỏ do đó lượng vốn vay thấp hơn. Lượng vốn được vay để phục vụ cho sinh hoạt là thấp nhất vì chủ yếu các thành viên vay với mục đắch sửa chữa lại nhà cửa mà mua thêm đồ dùng trong nhà.

Bảng 4.13. Lượng vốn vay của người đi vay được điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) 1 - 10 Tr.đ 9 15,0 11 - 30 Tr.đ 12 20,0 31 - 60 Tr.đ 8 13,3 61 - 90 Tr.đ 15 25,0 91- 150 Tr.đ 8 13,3 151 - 270 Tr.đ 5 8,4 271- 350 Tr.đ 3 5,0

Nguồn: tổng hợp kết quả điều tra năm 2014

Qua bảng 4.13, chúng ta thấy được trong tổng số 60 hộ dân được hỏi về lượng vốn vay tại QTDND trong thời điểm hiện tại, thì ta thấy đượclượng người vay vốn với mức từ 61- 90 (triệu) chiếm cao nhất, lượng vay ắt nhất là mức vay từ 271- 350 (triệu). Mọi người khi đi vay cũng mongmuốn vay với số lượng nhiều, nhưng một phần là do QTDND quy định hạn mức chung cho từng mục đắch sử dụng vốn khác nhau. Mặt khác, một số người đi vay cũng lo ngại về rủi ro mình gặp phải do vậy họ cố gắng vay với lượng vốn thấp nhất, phần còn lại họ sử dụng bằng vốn tự có của mình để chủ động hơn. Và một nguyên nhân nữa là khi làm đơn xin vay vốn tại quỹ, cán bộ quỹ sẽ xét mục đắch và khả năng chi trả của người đi vay. Quỹ sẽ căn cứ vào đó để quyết định cho hộ vay với mức là bao nhiêu cho phù hợp, hạn chế mức thấp nhất rủi roc ho cả hai bên.

Bảng 4.14. Đánh giá của hộ dân về lượng vốn được vay tại QTDND xã

Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Nhiều 36 60 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung bình 24 40

Thấp 0 0

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2014

Qua điều tra 60 hộ dân thì có 36 hộ (60%) cho rằng lượng vốn được vay tại QTDND xã là nhiều, còn có 24 hộ (40%) cho rằng lượng vốn vay chỉ ở mức trung bình. Một người dân chia sẻ:

Hộp 4: Cô thấy lượng vốn được vay cũng khá nhiều

ỘCô thấy lượng vốn cho vay ở quỹ tắn dụng cũng nhiều. Cô có mấy sào vườn, hôm trước cũng lên đấy vay được hơn 30 triệu về để cải tạo trồng thêm mấy loại cây với mua thêm được cái máy bơm nước Ợ

Nguồn: Pv Bà Quách Thị Hằng, thôn Phượng Tường 4.1.4.6 Thời hạn cho vay

Bảng 4.15. Dư nợ cho vay phân theo thời gian

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh(%) SL(tr.đ) CC(%) SL(tr.đ) CC(%) SL(tr.đ) CC(%) 12/11 13/12 Ngắn hạn 18.200 68,4 19.100 61,3 23.135 62,7 104,9 121,1 Trung hạn 6.316 23,7 9.010 28,9 10.361 28,1 142,7 115 Dài hạn 2.100 7,9 3.028 9,8 3.395 9,2 144,2 112 Nguồn: QTDND xã Nhật Tân

Vốn vay chủ yếu của quỹ là vốn vay ngắn hạn do quỹ hạn chế việc cho vay vốn trung và dài hạn. Nguyên nhân là do lượng vốn huy động trung và dài hạn tại quỹ còn rất khiêm tốn.

Theo bảng 4.15, đánh giá chung của 60 hộ dân được điều tra thì có 15 hộ ( chiếm 25%) cho rằng lượng tiền vay được với thời gian là ngắn, họ không đủ

thời gian để có thể phát triển sản xuất ổn định. Số hộ còn lại (chiếm 75%) thì cho rằng với thời cho vay vốn như thế là đã vừa.

Bảng 4.16. Đánh giá của hộ về thời gian vay vốn tại QTDND

Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Thời gian vay ngắn 15 25

Thời gian vay vừa 45 75

Thời gian vay dài 0 0

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2014

Như vậy để các thành viên có thể vay vốn với thời gian dài còn gặp nhiều khó khăn. Vậy nên quỹ cần đẩy mạnh được hoạt động cho vay vốn trung và dài hạn vừa có thể đáp ứng được nhu cầu vốn lâu dài của người dân, vừa có thể thu được lợi nhuận cao hơn và công tác cho vay cũng đỡ vất vả hơn.

4.1.4.7 Kết quả cho vay

Doanh số và dư nợ cho vay

Doanh số và dư nợ cho vay của QTDND tăng qua các năm. Như vậy cho thấy quỹ đã ngừng tăng hoạt động cho vay vốn. Quỹ cũng đã chú trọng vào việc mở rộng quy mô hoạt động .

Bảng 4.17. Doanh số và dư nợ cho vay

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%)

2013/2011 Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân tại xã nhật tân, huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 55)