Khái niệm và đặc điểm của bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồ

Một phần của tài liệu Luận văn áp dụng pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng khu công nghiệp tại huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu của của đề tài

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG

1.1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồ

1.1.2.2.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất

Tại Khoản 6, Điều 4, LĐĐ năm 2003 quy định: "Bồi thường khi Nhà nước THĐ là việc Nhà nước trả lại giá trị QSDĐ với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi". Đến LĐĐ năm 2013, khoản 12 điều 3 cũng đã thể hiện rõ “Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị QSĐĐ đối với diện tích đất thu hồi cho NSDĐ”.

Điều 14, NĐ số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định: Nhà nước THĐ của người đang sử dụng có đủ điều kiện quy định thì được BT; trường hợp khơng đủ điều kiện được BT thì UBND cấp tỉnh xem xét để hỗ trợ.

Như vậy, BT thiệt hại khi Nhà nước THĐ là hậu quả pháp lý trực tiếp của việc Nhà nước THĐ.

1.1.2.2.2. Phân biệt bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất với các loại bồi thường thiệt hại khác

(i) Phân biệt giữa BT khi Nhà nước THĐ, GPMB với BT thiệt hại dân sự10

Nghiên cứu về bản chất của BT thiệt hại khi Nhà nước THĐ, GPMB với BT thiệt hại dân sự có thể thấy giữa hai loại trách nhiệm BT này có sự khác nhau ở một số khía cạnh cơ bản sau đây:

Về chủ thể bồi thường: BT khi Nhà nước THĐ, GPMB là trách nhiệm của Nhà nước; còn chủ thể của BT thiệt hại trong dân sự thì chủ thể có phạm vi rộng

9 Thành phố Hồ Chí Minh: Vì sao nhà siêu mỏng vẫn cứ mọc? Báo Pháp luật TP HCM ngày 29/4/2010. 10 Hoàng Thị Nga (2010), Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, GPMB ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và

hơn, có thể là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khi thực hiện nghĩa vụ của mình do có hành vi làm ảnh hưởng hay gây thiệt hại cho người khác.

Về chủ thể được bồi thường: đối với BT khi Nhà nước THĐ, GPMB thì chủ thể được BT là NSDĐ hợp pháp bị THĐ và có đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh về QSDĐ theo quy định của pháp luật; trong khi đó, chủ thể được BT trong dân sự có thể là bất cứ ai (bao gồm tổ chức, cá nhân) mà bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

Về nguyên tắc bồi thường: Nhà nước THĐ, GPMB chỉ thực hiện việc BT khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và không chứa đựng nhiều yếu tố thỏa thuận, chủ thể bồi thường có quyền ban hành quyết định hành chính buộc chủ thể được bồi thường phải thực hiện theo quyết định hành chính đó, nếu khơng tự nguyện thực hiện sẽ bị cưỡng chế. Còn bồi thường thiệt hại trong dân sự chủ yếu dựa trên nguyên tắc tự thỏa thuận và tôn trọng việc thỏa thuận giữa chủ thể BT và chủ thể được BT, nếu các bên khơng tự thỏa thuận được thì có thể nhờ đến sự giải quyết của các cơ quan chức năng (UBND cấp xã hoặc Tòa án nhân dân). Về tính chất bồi thường: BT khi Nhà nước THĐ, GPMB bao gồm cả tính chất hành chính và tính chất dân sự (thể hiện ở chỗ ban hành quyết định THĐ làm thiệt hại về đất và tài sản) giữa Nhà nước và NSDĐ; còn BT trong dân sự đơn thuần chỉ mang tính chất dân sự giữa các bên với nhau. Việc BT khi Nhà nước THĐ, GPMB chỉ được đặt ra khi NSDĐ bị thu hồi, lúc này hậu quả thiệt hại đã xảy ra nhưng nó khơng mang yếu tố lỗi của Nhà ; còn việc BT thiệt hại trong dân sự được thực hiện trên cơ sở xác định lỗi và vấn đề thiệt hại của các bên để xác định mức BT cho phù hợp.

(ii) Phân biệt giữa BT thiệt hại khi Nhà nước THĐ, GPMB với BT oan sai trong pháp luật hình sự11

Nghiên cứu, tìm hiểu về BT khi Nhà nước THĐ với BT oan sai trong pháp luật hình sự cho thấy giữa chúng cũng có những sự khác nhau cơ bản như sau:

Về nguyên nhân: BT khi Nhà nước THĐ, GPMB phát sinh do một hành vi hành chính gây ra (khi Nhà nước ban hành một quyết định hành chính là quyết định

11 Hoàng Thị Nga (2010), Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, GPMB ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và

THĐ); còn BT oan sai trong pháp luật hình sự thì được phát sinh từ một hành vi của các cơ quan tố tụng như hành vi điều tra, truy tố, xét xử...oan sai gây ra;

Về nguyên tắc thực hiện bồi thường: BT oan sai trong pháp luật hình sự được bồi thường bao gồm thiệt hại về tinh thần và thiệt hại về vật chất (theo khoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/03/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội), việc BT được tiến hành trên nguyên tắc thương lượng giữa bên làm oan sai với người bị oan sai, thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người bị oan sai; còn BT khi Nhà nước THĐ, GPMB thì được thực hiện dựa trên nguyên tắc người bị THĐ phải thỏa mãn các điều kiện về BT do pháp luật quy định.

Về chế định bồi thường: BT khi Nhà nước THĐ không chỉ xem xét trách nhiệm của Nhà nước trong việc BT thiệt hại do hành vi THĐ của mình gây ra mà cịn giải quyết các vấn đề mang tính xã hội cho người bị THĐ như hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cho người bị THĐ gặp khó khăn, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ TĐC cho họ; còn BT oan sai trong pháp luật hình sự chỉ xem xét BT thiệt hại về vật chất và tinh thần do hành vi của chủ thể có trách nhiệm BT gây ra cho người bị oan sai, khơng có các khoản hỗ trợ khác.

1.2. LỊCH SỬ PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn áp dụng pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng khu công nghiệp tại huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 25 - 27)