Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động kinh doanh dịch

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề THỰC tập đề tài THÚC đẩy KINH DOANH DỊCH vụ GIAO NHẬN HÀNG hóa BẰNG ĐƯỜNG BIỂN của CÔNG TY TNHH CEVA LOGISTICS (Trang 42 - 47)

4. Kết cấu chuyên đề

2.5. Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động kinh doanh dịch

dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của Cơng ty TNHH Ceva Logistics Việt Nam

2.5.1. Các nhân tố bên ngồi cơng ty

2.5.1.1. Môi trường kinh doanh quốc tế

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải Quan, từ năm 2016 – 2020 xuất nhập khẩu Việt Nam đều có sự tăng trưởng qua mỗi năm. Nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ, các doanh nghiệp giao nhận hàng hoá đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong giai đoạn này, các thị trường hàng đầu mà Việt Nam hướng đến có thể kể đến như: Mỹ, ASEAN, EU, Nhật Bản,…cùng với những mặt hàng xuất nhập khẩu chính bao gồm: Linh kiện điện tủ, may mặc – giày dép cùng với các thiết bị máy móc,…Nhờ Chính phủ nhận ra tầm quan trọng của lĩnh vực này trong sự phát triển kinh tế nước nhà mà những hiệp định thương mại biên giới giữa Việt Nam và các nước trên thế giới đã được ký kết. Một số hiệp định quan trọng phải kể đến bao gồm:

- Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP): Các thị trường lớn như Nhật Bản và Canada giảm thuế nhập

khẩu về 0% cho hàng hóa của Việt Nam tạo ra những tín hiệu tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Nhờ việc ký kết hiệp định này, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam khi được xuất khẩu sau các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi.

- Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA): Theo số liệu của Cục Hàng hải Việt Nam, Hiệp định

EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020. Đây thực sự là một cơ hội to lớn mà Việt Nam cần nắm bắt bởi thị trường EU là một trong những thị trường tiềm năng về nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam.

- Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA):

Được ký kết ngày 04/11/2002 tại Campuchia, trong đó cam kết Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan của 90% số dịng thuế cho hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu trong vịng 10 năm. Tuy nhiên, phải đến tận ngày 1/1/2015, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện ACFTA được Bộ Tài chính ban hành mới chính thức có hiệu lực. Từ 1/1/2018, số dòng thuế cắt giảm về 0% là 8571 dịng, chiếm 90.3% tổng biểu, tập trung vào các nhóm mặt hàng: máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng, linh kiện điện tử, vải may mặc, nguyên phụ liệu dệt may…

- Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN: Hiệp định này bao gồm

những cam kết về xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa thương mại, hải quan, các tiêu chuẩn và sự phù hợp, các biện pháp vệ sinh dịch tễ. Đây là cơ hội mà doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng để tiến sâu hơn nữa vào thị trường đầy tiềm năng này. Nhờ những thỏa thuận với chính sách ưu đãi về thuế quan đã đẩy nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa các nước và Việt Nam tăng lên rất cao.

2.5.1.2. Môi trường kinh doanh quốc gia

Là một cơng ty giao nhận hàng hóa Ceva Logistics chi phối rất nhiều vào các quy định của Luật Hải quan Việt Nam. Tổng cục Hải quan đã ban hành và thống nhất mọi cách thức về giao nhận hàng hố xuất nhập khẩu bằng đường biển theo quy trình nghiêm ngặt, đúng trình tự. Bên cạnh những điều luật, thơng tư và nghị định rõ ràng trong Luật hải quan, hiện nay hình thức khai báo điện tử phát triển thay thế cho việc khai báo giấy truyền thống giúp công ty tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại. Hơn nữa, điều này cũng giúp các cơng ty giao nhận tăng tín chun nghiệp, dễ dàng và nhanh chóng hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng trong việc thực hiện nghiệp vụ.

Hàng năm việc sửa đổi và bổ sung các quy định mới của Tổng cục Hải quan buộc các cơng ty phải nghiên cứu và tìm hiểu lại. Nhưng vấn đề đặt ra là một số điều luật bổ sung có khi chưa tối ưu và thiếu thực tế dẫn đến những tranh cãi, thậm chí phải huỷ bỏ. Tuy nhiên, hầu hết cơng ty buộc phải tuân thủ theo luật mới tiến hành thông quan song không phải khách hàng nào cũng hiểu và cảm thông điều này.

Bên cạnh đó, hiện nay hệ thống cảng biển của Việt Nam chưa được đầu tư và kết hợp đa phương thức vận tải để có thể vận chuyển hàng hố một cách dễ dàng, nhanh chóng. Các cảng biển lớn trên thế giới hầu hết đều sử dụng kết hợp phương thức vận tải như đường sắt và đường bộ cao tốc tuy nhiên tại Việt Nam, cảng Hải Phòng dù được kết nối với đường sắt nhưng hiệu quả sử dụng rất thấp, đặc biệt cịn chưa có đường cao tốc dành cho vận tải hàng hóa. Như vậy, việc đầu

tư hệ thống cảng biển phát triển bền vững, giảm chi phí logistics cũng như tối ưu hố về thời gian đang là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với ngành này.

2.5.1.3. Môi trường ngành

- Đối thủ cạnh tranh trong ngành:

Logistics nói chung và dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển nói riêng đã ra đời từ rất lâu nhưng tại Việt Nam trong những năm gần đây lĩnh vực này dần trở nên “hot” và nhận được nhiều sự quan tâm. Bên cạnh đó, nhờ sự hợp tác của Chính phủ cùng những nỗ lực ký kết các hiệp định thương mại tự do đã giúp tình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam trở nên nhộn nhịp hơn từ đó kéo theo sự ra đời của hàng ngàn cơng ty giao nhận. Việc này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp đặc biệt là khả năng sử dụng các phần mềm tác nghiệp của các công ty giao nhận giúp tiết kiệm thời gian từ đó phục vụ nhu cầu của khách hàng tốt hơn.

Nguồn: Báo cáo Logistics Việt Nam (2020)

Hình 2.3. Mức độ sử dụng phần mềm tác nghiệp của các công ty giao nhận Việt Nam năm 2020

Theo báo cáo về Logistics Việt Nam (2020), Việt Nam đang có 4.033 cơng ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, bao gồm giao nhận hàng hóa bằng đường biển. Trong đó, hơn 50% số cơng ty trên thị trường giao nhận đã ứng dụng hệ

phần mềm quản lý kho hàng và hoạt động vận chuyển, gần 1/3 số công ty sở hữu phần mềm lập kế hoạch nguồn nhân lực, quản lý chuỗi và quan hệ khách hàng. Ceva Logistics cũng là một trong số những công ty đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các nghiệp vụ giao nhận hàng hố, từ đó có thể tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như đáp ứng nhanh chóng mọi nhu cầu đa dạng của khách hàng.

“Trong hoạt động vận tải của dây chuyền logistics liên quan đến nhiều tổ chức vận tải khác nhau (vận tải bằng các phương thức khác nhau), liên quan đến các cơ quan quản lý nhà nước, liên quan đến các tổ chức xếp dỡ lô hàng. Sự hợp tác không chặt chẽ giữa các bên sẽ gây ra hiện tượng chờ đợi, làm tăng thời gian giao hàng, tăng thêm chi phí phát sinh và ảnh hưởng đến phẩm chất của lô hàng”. Đối với hoạt động giao nhận hàng hoá bằng đường biển, Ceva Logistics phụ thuộc rất nhiều vào hãng tàu và phương tiện vận tải đường bộ. Tuy nhiên, một số bất lợi lớn đối với Ceva Việt Nam là cước vận tải đường biển thường xuyên biến động, tăng cao vào những dịp cao điểm. Bên cạnh đó, những rủi ro về việc trì hỗn việc khởi hành ảnh hưởng đến tiến độ nhận hàng của khách hay việc hãng tàu đảo chuyến container sang một con tàu khác dẫn theo hàng loạt thay đổi về chứng từ Hải quan gây ra nhiều chi phí phát sinh đối với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, đối với giao nhận hàng hố nhập khẩu đường biển, Ceva Logistics ln tìm kiếm và giữ mối quan hệ với các dịch vụ chuyển phát nhanh thư tín như: Chuyển phát nhanh 247, Thành Lộc,…để chuyển chứng từ đến tay khách hàng là rất quan trọng. Việc không đảm bảo về dịch vụ chuyển phát chứng từ làm trì hỗn việc nhận hàng và tăng phí phạt cho khách hàng nhất là trong những dịp cao điểm.

- Khách hàng:

Khách hàng là yếu tố quan trọng, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty. Đã trải qua hơn 9 năm trong ngành, dù trải qua khơng ít khó khăn nhưng Ceva Logistics vẫn ln giữ vững và ngày càng củng cố vị thế của mình trên thị trường giao nhận.

Hiện nay, cơng ty vẫn duy trì được mối quan hệ tốt với hơn 30 đối tác từ ngày đầu thành lập như: Microsoft, Nike, Primark, WD, Bosch, 3M,…Đây đều là những cơng ty lớn, uy tín và là khách hàng trung thành, thân thiết với Ceva Việt Nam, chiếm khoảng 80% tổng doanh thu của cơng ty. Vì vậy, những đơn hàng đều đặn, ổn định của các khách hàng này luôn đảm bảo được doanh thu cho Ceva Logistics. Mặc dù, cung cấp dịch vụ cho những khách hàng lớn như thế này ln có những điều kiện khắt khe về chất lượng nhất định như: không chậm trễ trong việc giao hàng, đúng thời gian địa điểm cũng như thái độ của nhân viên phục vụ phải chu đáo. Để có thể giữ chân những khách hàng thân thiết này, Ceva Logistics cần xây dựng lòng tin và thiện cảm để khách tiếp tục lựa chọn gắn bó lâu dài với cơng ty.

2.5.2. Các nhân tố bên trong cơng ty

2.5.2.1. Nguồn nhân lực

Ceva Logistics Việt Nam có quy mơ nhân sự khá lớn với trình độ chun mơn cao, am hiểu pháp luật và quy trình thủ tục làm hàng thành thục. Những nhân viên cũ với kinh nghiệm và kỹ năng tốt có thể thích ứng và giải quyết các vấn đề nhanh chóng theo yêu cầu của khách hàng cũng như hãng tàu. Bên cạnh

đó, đối với những nhân viên mới, cơng ty cũng tổ chức các lớp đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ để tăng cường kiến thức chuyên môn và bắt kịp tiến độ công việc được giao.

Hơn nữa, tại Ceva Logistics cịn được trang bị các cơng cụ được áp dụng công nghệ để làm hàng và quản lý đơn hàng một cách hiệu quả hơn. Như vậy, nhân viên của Ceva Việt Nam cần phải có khả năng thích ứng nhanh với cơng nghệ thơng tin để hồn thành cơng việc tốt nhất. Bên cạnh đó, vấn đề làm việc với các đại lý hoặc khách hàng nước ngoài là điều khơng tránh khỏi, vì vậy trình độ ngoại ngữ là điều kiện bắt buộc giúp nhân viên có thể trao đổi, giao dịch và nắm bắt các thông tin một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác.

Tuy nhiên, hiện nay Ceva Logistics vì chưa có bộ phận Marketing độc lập nên việc thực hiện các chiến dịch truyền thông để quảng cáo cũng như đem thông tin đến cho nguồn khách hàng tiềm năng cịn yếu. Điều này chính là ngun nhân chính khiến cho Ceva Việt Nam khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới giúp thực hiện mục tiêu của công ty.

2.5.2.2. Nguồn lực tài chính

Nhờ sự hậu thuẫn của cơng ty mẹ CMA CGM, Ceva Logistics có nguồn lực tài chính đủ mạnh để để dự phòng những rủi ro và nâng cao chất lượng dịch vụ. Nguồn lực tài chính của Ceva Logistics Việt Nam tác động đến rất nhiều vấn đề trong q trình hoạt động kinh doanh của cơng ty.

Nhờ nguồn lực tài chính mạnh mà Ceva Logistics có thể đầu tư vào trang thiết bị, máy móc phục vụ cũng như cơ sở hạ tầng, kho bãi phục vụ cho hoạt động kinh doanh của cơng ty. Bên cạnh đó, Ceva Việt Nam cũng đầu tư để mở rộng và cung cấp đa dạng các dịch vụ tới tay khách hàng như Door to Door, Contract Logistics,…

Hơn nữa, việc Ceva Logistics có nguồn vốn mạnh giúp cơng ty có thể cấp cơng nợ cho một số khách hàng nhất định bởi có những khách hàng sử dụng dịch vụ của cơng ty thường xun, thanh tốn nhỏ lẻ có thể gây ra sự bất tiện. Vì vậy, Ceva Việt Nam thường cấp cơng nợ cho những khách hàng này để tạo niềm tin, tạo điều kiện tốt nhất cũng như giúp khách hàng có thể thanh tốn thuận lợi hơn.

Nhìn chung, nguồn lực tài chính khơng phải là vấn đề nghiêm trọng đối với Ceva Việt Nam vì có sự hậu thuẫn từ nguồn vốn nước ngồi nên Ceva có thể đầu từ và phát triển hơn nữa, mở rộng phạm vi dịch vụ giao nhận hàng hoá để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

2.5.2.3. Cơ sở vật chất

Hiện tại, Ceva Logistics đang sở hữu 2 văn phịng với trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và chi nhánh tại Hà Nội. Mơi trường, văn phịng làm việc của công ty rộng rãi, thoải mái được trang bị đầy đủ máy tính, máy in, máy fax,…với đường truyền tốc độ cao, công ty luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc cũng

như cập nhật tình hình về đơn hàng, đảm bảo kết nối và phản hồi khách hàng nhanh nhất có thể.

Đây là một trong những lợi thế của Ceva Logistics khi trang thiết bị được đồng bộ hoá, đầy đủ tất cả những thiết bị cần thiết để có thể hồn thành nghiệp vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề THỰC tập đề tài THÚC đẩy KINH DOANH DỊCH vụ GIAO NHẬN HÀNG hóa BẰNG ĐƯỜNG BIỂN của CÔNG TY TNHH CEVA LOGISTICS (Trang 42 - 47)