MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐO TỐC ĐỘ.

Một phần của tài liệu Giáo án vật lí lớp 10 sách chân trời sáng tạo (Trang 91 - 92)

a. Mục tiêu: Biết một số phương pháp đo tốc độ, ưu và nhược điểm của từng

phương pháp.

b. Nội dung: GV giảng giải phân tích kiến thức kết hợp HS tìm hiểu thơng tin

SGK để đáp ứng mục tiêu học tập.

c. Sản phẩm học tập: HS trình bày được các phương pháp đo, đánh giá được ưu –

nhược điểm của từng phương pháp.

d. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn.

+ 4 nhóm sẽ được phân chia thành 4 khu vực + 4 HS của mỗi nhóm sẽ được chỉ định ngồi ở 4 góc bàn. (hoặc mỗi góc bàn sẽ có 2 HS ngồi cùng nhau nếu lớp có đơng HS).

+ Mỗi HS (hoặc 1 cặp HS) sẽ tự suy nghĩ và ghi câu trả lời về câu hỏi thảo luận ra giấy. Sau đó, các thành viên của nhóm sẽ thảo luận để đi đến ý kiến thống nhất, ghi vào tờ A4.

- GV chiếu hình 6.3, u cầu 4 nhóm HS sẽ thảo luận câu 3 SGK: Em hãy quan sát hình

6.3 và tìm hiểu trình bày phương pháp đo tốc độ trung bình và tốc độ tức thời dựa vào những thiết bị trên. Đánh giá ưu – nhược điểm của mỗi phương pháp đo.

II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐO TỐC ĐỘ. TỐC ĐỘ.

Trả lời:

Phương pháp đo tốc độ của các thiết bị:

* Đồng hồ bấm giây:

- Mục đích sử dụng: Thường được kết hợp với thước để đo tốc độ trung bình của vật chuyển động. Tốc độ trung bình của vật được đo thông qua quãng đường vật đi được thông qua khoảng thời gian hiển thị trên đồng hồ.

- Ứng dụng: Đo tốc độ chạy trong lớp thể dục, đo tốc độ rơi tự do từ một độ

cao xác định.

Một phần của tài liệu Giáo án vật lí lớp 10 sách chân trời sáng tạo (Trang 91 - 92)