Thực trạng đối thoại xã hội trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Trang 104 - 109)

1.1.1 .Về quan hệ lao động

3.2.4.Thực trạng đối thoại xã hội trong các doanh nghiệp

3.2. Thực trạng xây dựng quan hệ lao độnghài hòa,ổn định, tiếnbộ tại các

3.2.4.Thực trạng đối thoại xã hội trong các doanh nghiệp

Rút kinh nghiệm từ việc giải quyết tranh chấp, xung đột trong QHLĐ giai

đoạn 2008-2015, các DN trong KCN Bắc Thăng Long đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của đối thoại xã hội trong việc giải quyết những khúc mắc giữa 2 bên từ giai đoạn đầu khi nó mới chớm bắt đầu hình thành. Hầu hết các DN đã chủ động tổ chức đối thoại với NLĐ tại nơi làm việc, đã phối hợp cùng cơng đồn cơ sở nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ để có biện pháp thương lượng, đối thoại phù hợp.

Theo Nghị định 60/2013/NĐ-CP bắt buộc các DN phải thực hiện đối thoại định kỳ. Việc đối thoại không cố định về mặt thời gian, DN có thể lựa chọn thời gian phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị. Khi đối thoại, không nhất thiết phải tụ tập đơng người, có đầy đủ NLĐ, Ban giám đốc mà mỗi bên chỉ cần 3 đại diện. Từ khi có quy định này, các DN đã nghiêm túc tổ chức thực hiện đối thoại. Nhờ đó những vấn đề phát sinh, mâu thuẫn, khúc mắc trong QHLĐ được giải quyết một

cách êm thấm. Hai bên đều đưa ra những ý kiến, lập luận riêng của mình, cùng nhau

chia sẻ tìm ra các biện pháp tối ưu để giải quyết khi có bất đồng. Tránh được những hồi nghi, suy nghĩ khơng đúng trong các mối QHLĐ, từ đó thơng cảm và hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau xây dựng mối QHLĐ ngày một bền chặt, ổn định hơn.

Theo báo cáo của Ban quản lý KCN Bắc Thăng Long: Nhiều DN giai đoạn trước khi có Nghị định 60/2013/NĐ-CP (2008 -2015) là những “điểm nóng”, “ngịi thuốc nổ” thường xun xảy ra những vụ đình cơng, ngừng việc tập thể trong KCN, thì đến nay, nhờ thường xuyên, định kỳ đối thoại mọi vấn đề mâu thuẫn, khúc mắc trong QHLĐ gần như đã được giải tỏa, hai bên đều có thiện chí hợp tác hướng vào xây dựng QHLĐ hài hịa, ổn định và tiến bộ. Điển hình như Cơng ty TNHH Canon Việt Nam, nơi hiện nay có gần 22 nghìn CNLĐ làm việc, trong giai đoạn trước đây, nhất là từ năm 2008 liên tục xảy ra các vụ ngừng việc, đình cơng lớn gây mất ổn định SXKD và tình hình trật tự trị an xã hội trong KCN, thì đến nay mọi việc đã ổn định, khơng xảy ra xung đột, tranh chấp nào. Có được kết quả này, theo đại diện cơng đồn cơng ty là: do công ty luôn chú trọng làm tốt việc đối thoại với NLĐ. (Hộp 3)

Hộp 3: Đối thoại nơi làm việc tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Canon

Theo bà Phạm Thị Vân Anh, Chủ tịch cơng đồn Cơng ty TNHH Canon Việt Nam cho biết, với số lượng lơn gần 22 nghìn LĐ, theo luật, việc tổ chức đối thoại

định kỳ 3 tháng/lần sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động SXKD. Mặc dù vậy, từ đầu năm 2014, DN đã tuân thủ nghiêm túc quy đinh của pháp luật về tổ chức đối

thoại tại nơi làm việc, định kỳ tổ chức đối thoại với NLĐ. Nội dung các buổi đối thoại tập trung vào 3 vấn đề chính: Bảo đảm điều kiện làm việc; chế độ phúc lợi cho NLĐ; tình hình SXKD tại cơng ty. Các yêu cầu, kiến nghị của công nhân tại

các buổi đối thoại đã được lắng nghe, giải quyết kịp thời.

Cũng theo bà Phạm Thị Vân Anh: “riêng trong năm 2016, Cơng đồn đã tổng

hợp được 2.733 ý kiến của CNLĐ thuộc 604 vấn đề, Cơng đồn đã tổ chức hội nghị NLĐ và 4 cuộc đối thoại, thương lượng với cơng ty giải quyết 87,9%, cịn lại 12,1% ý kiến đang tiến hành thương lượng giải quyết.

Như vậy có thể khẳng định rằng: Từ khi có Nghị định 60/2013/NĐ-CP, nhờ

đối thoại xã hội tình hình QHLĐ trong các KCN nói chung, trong đó có KCN Bắc Thăng Long, đã có sự cải thiện một cách tích cực. Nhờ đối thoại xã hội, NLĐ đã có nơi để bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình, đồng thời chia sẻ những khó khăn của DN và NSDLĐ. Đây là kênh thơng tin, tiếp xúc khá bổ ích, một cơng cụ, biện pháp hữu hiệu để các bên thông cảm chia sẻ với nhau về các khúc mắc, mâu thuẫn từ đó có các biện pháp giải quyết. Thành công của Công ty TNHH Canon Việt Nam, cũng như nhiều DN cùng tình trạng với Canon trong KCN Bắc Thăng Long, đã tháo gỡ được những xung đột, mâu thuẫn để tiến tới hợp tác xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Đặc biệt, kinh nghiệm của các DN thành công trong xây dựng QHLĐ tại KCN Bắc Thăng Long thời gian gần đây cho thấy: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đối tác quan hệ trong mọi hoạt động như tuyên truyền, giáo dục cán bộ, công nhân viên, NLĐ, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của NLĐ, xử lý kịp thời những “điểm nóng”, “nốt tắc nghẽn” trong QHLĐ, làm tốt trao đổi thông tin giữa các bên, tổ chức đối thoại kịp thời, đưa ra những quyết định đúng đắn, thỏa đáng để tháo gỡ những bế tắc trong thương lượng, trong đó có việc làm cho NLĐ biết thông cảm, chia sẻ khi DN gặp phải những khó khăn, vướng mắc trong SXKD và do đó ảnh hướng đến việc thực hiện các cam kết, thỏa thuân liên quan đến quyền lợi của họ. Điều này thể hiện khá rõ nét khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, nhưng tình hình trong KCN Bắc Thăng Long vẫn duy trì ổn định, NLĐ và DN đã biết đồng tâm, hiệp lực, đồn kết, chia sẻ và gắn bó với nhau vượt qua những trở ngại, khó khăn mà ngay cả khi điều kiện bình thường cũng khó có thể vượt qua. Sự gắn bó, đồn kết, đùm bọc, chia sẻ cộng đồng giữa NLĐ với DN dường như đã được nâng lên đáng kể. Theo NCS, những giá trị này cần được tổng kết, rút kinh nghiệm để từ đó xây dựng QHLĐ ngày càng bền vững, tốt đẹp hơn.

Theo báo cáo của Ban quản lý KCN và chế xuất Hà Nội : từ năm 2015 đến nay tình hình QHLĐ trong KCN đã được cải thiện một cách rõ rệt, những tranh chấp lao động nói chung và tình trạng đình cơng đã giảm hẳn. Việc tổ chức đối thoại trong các DN ngày càng đi vào nề nếp và thường xuyên hơn.

Để làm rõ thực ĐTXH trong các DN KCN Bắc Thăng Long, tác giả luận án

đã tiến hành khảo sát điều tra bằng phiếu hỏi ngẫu nhiên với 400 NLĐ kết quả cho thấy: có 96,3% DN trong KCN Bắc Thăng Long hàng năm tổ chức hội nghị NLĐ, tỷ lệ này cao hơn so với các KCN khác trên địa bàn Hà Nội đạt (46%) (Bảng 3.18).

Bảng 3.18: Tổ chức hội nghị ngƣời lao động hàng năm

Số lƣợng Tỷ lệ %

Có và thường xuyên 252 63,0

Có nhưng khơng thường xun 133 33,3

Không 11 2,8

Không biết 4 1,0

Tổng 400 100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát 400 NLĐ tại KCN Bắc Thăng Long)

Để phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh của các DN, cơng

đồn cơ sở các DN đã thỏa thuận lịch đối thoại định kỳ với NLĐ theo tuần, tháng, quý, năm hoặc đột xuất. Một số ít DN, cơng đồn đã thống nhất với lãnh đạo DN xây dựng quy chế phối hợp kèm theo những thỏa thuận tổ chức đối thoại định kỳ với NLĐ. Theo theo số liệu thống kê của Cơng đồn KCN và chế xuất Hà Nội cho thấy, tỷ lệ các DN tổ chức đối thoại định kỳ tại KCN Bắc Thăng Long năm 2019 được phản ánh qua biểu đồ 3.8 sau:

Biểu đồ 3.8: Tình hình đối thoại giữa cán bộ cơng đồn và ngƣời lao động

(Nguồn: Báo cáo của Cơng đồn KCN Bắc Thăng Long năm 2019)

Như vậy, qua Biểu đồ 3.8 cho thấy: Các hình thức đối thoại với NLĐ của

cơng đồn tại KCN Bắc Thăng Long khá đa dạng và linh hoạt. Có 50% DN tổ chức

họp định kỳ hàng quý giữa BCH công đồn và NLĐ, 7,1% DN có tổ chức họp định kỳ hàng năm, 18,6 % DN tổ chức họp định kỳ hàng tháng. Đặc biệt vẫn còn tới 20% DN không tổ chức họp định kỳ, mà chỉ tổ chức họp khi có cơng việc đột xuất.

Kết quả khảo sát 400 phiếu điều tra đối với NLĐ trong KCN Bắc Thăng Long với câu hỏi: “Cơng đồn đơn vị có thường xun tổ chức tiếp xúc, đối thoại

với CNLĐ khơng?”, có 71,2% người được hỏi trả lời có tiếp xúc và đối thoại; 19,5%

trả lời có, nhưng khơng thường xun; 3% trả lời rất ít tiếp xúc; 6,3% trả lời chưa tiếp xúc bao giờ.

Để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ nhiều DN đã thiết lập đường dây nóng với cơng đồn, lãnh đạo DN hay dưới hình thức thiết lập hộp thư góp ý, thơng qua nhóm xã hội như trang facebook, zalo, trang fanpage, phát thanh nội bộ, bảng tin nội bộ.... Theo báo cáo của Cơng đồn KCN và chế xuất Hà Nội, KCN Bắc Thăng Long hiện nay có 64/79 DN, chiếm 81% tổng số DN trong KCN có hộp thư

góp ý; có 16/79, chiếm 20% DN có thiết lập đường dây nóng với cơng đồn và lãnh

đạo DN. Ngồi ra, một số DN cũng đã hình thành cơ chế báo cáo tình hình QHLĐ bất thường trong các cuộc họp giao ban, họp liên tịch giữa cơng đồn và lãnh đạo DN để phản ánh tình hình hoặc quy định cơ chế phối hợp trao đổi thông tin định kỳ trong tuần, tháng hay quý. Nội dung trao đổi giữa cơng đồn và lãnh đạo DN thường tập trung vào 3 vấn đề chính sau:

- Thứ nhất: Trao đổi thông tin về kế hoạch SXKD và tình hình thực hiện kế hoạch SXKD của DN, phịng ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất. Tình hình thực hiện nội qui, qui chế, qui định của DN, TƯLĐTT, Việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do NLĐ đóng góp, cơng khai tài chính hàng năm của DN và các nội dung liên quan đến NLĐ...

- Thứ hai: Nội dung đối thoại xã hội tập trung nhiều vào chính sách tiền lương, phụ cấp lương, thưởng, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, vấn đề điều kiện làm việc…

- Thứ ba, tham khảo ý kiến NLĐ hoặc BCH Cơng đồn về nội quy lao động,

TƯLĐTT, hệ thống thang bảng lương.

Đánh giá về cơ chế đối thoại xã hội, đại diện cơng đồn và Ban quản lý

KCN và chế xuất Hà Nội cho rằng: tình hình diễn biến trong KCN là khá tốt, theo

chiều hướng tích cực. Giữa cơng đồn và lãnh đạo DN đã dần hình thành cơ chế phối hợp chặt chẽ để trao đổi và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ. Phía DN đã loại bỏ dần được mặc cảm và quan niệm cho rằng tổ chức cơng đồn chủ yếu là “đòi quyền lợi cho NLĐ”, khó có thể hợp tác và phối hợp được.

Tuy nhiên, qua thực tế nghiên cứu cho thấy vẫn cịn một số rất ít DN chưa

thật sự cởi mở trong đối thoại, có biểu hiện né tránh hay làm lấy lệ, ít có cơ chế phối hợp với cơng đồn hoặc có thì chỉ là hình thức, đưa ra các lý do để bao biện, gây sức ép lại với NLĐ. Tại những DN này, thường tích tụ những mâu thuẫn, bất đồng, có nguy cơ cao bùng phát xung đột và tranh chấp LĐ, trong khi đó vai trị của CĐCS tại đây khá mờ nhạt, cán bộ cơng đồn thiếu kỹ năng hoạt động, khơng đủ bản lĩnh đứng ra đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, uy tín với NLĐ khơng cao, trong nhiều trường hợp bị NSDLĐ lợi dụng.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Trang 104 - 109)