TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Trong bối cảnh hiện nay, nợ xấu và giải quyết nợ xấu đang là vấn đề nóng bỏng hiện nay thì vai trị của TSBĐ lại càng rõ nét hơn. Cụ thể:
TSBĐ và giá trị của TSBĐ không phải là điều kiện tiên quyết để ngân hàng cấp tín dụng nhưng là công cụ để ngân hàng sàng lọc ra những khách hàng tốt. Đối với ngân hàng, khi quyết định cấp tín dụng cho một khách hàng, điều quan tâm của ngân hàng không phải là việc thanh lý TSBĐ mà nằm ở việc khả năng trả nợ của khách hàng. Việc phát mại TSBĐ là điều mà ngân hàng không hề mong muốn. Tuy nhiên TSBĐ là một nguồn trả nợ phụ khi khách hàng khơng cịn khả năng trả được nợ, giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro có thể mất vốn.
TSBĐ giúp nâng cao thiện chí trả nợ của khách hàng vì nếu khơng trả được nợ thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý TSBĐ nhằm thu hồi vốn. Nhưng tác động của TSBĐ đến thiện chí trả nợ của khách hàng chỉ xảy ra khi TSBĐ đó được định giá một cách nghiêm túc và giá trị của TSBĐ phải lớn hơn tổng dư nợ hiện tại của khoản vay ở một mức độ an tồn. Trong thực tế, có khá nhiều trường hợp công tác định giá lơ là, thiếu chặt chẽ trong việc kiểm tra tính pháp lý, quy hoạch và hiện trạng của TSBĐ hoặc việc cán bộ định giá cố tình định giá nâng khống giá trị TSBĐ nhằm mục đích riêng.
Vai trị trong việc phê duyệt cấp tín dụng: việc định giá TSBĐ nếu nghiêm túc và phù hợp với giá trị thị trường cũng như trong biên bản định giá có nêu quan điểm của cán bộ định giá về xu hướng giá trị trong thời gian tới, có thể là 3 hoặc 6 tháng thì sẽ là cơ sở hữu hiệu giúp ngân hàng có thể phê duyệt hạn mức cho vay một cách hợp lý, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đồng thời hạn chế rủi ro mà ngân hàng gặp phải.
Vai trò trong quản lý rủi ro các khoản nợ: việc định giá lại TSBĐ theo định kỳ (định kỳ 06 tháng hoặc tối đa 12 tháng một lần, đối với tài sản có giá biến động mạnh như là cổ phiếu thì thường là 1 tháng) nhằm xem xét giá trị của TSBĐ có cịn bảo đảm được dư nợ hay không. Trong trường hợp giá trị của TSBĐ sụt giảm giá trị đáng kể hoặc không đáp ứng được tiêu chuẩn dư nợ vay thì ngân hàng có thể can thiệp kịp thời và yêu cầu khách hàng bổ sung thêm TSBĐ hoặc trả bớt nợ tương ứng với giá trị sụt giảm của TSBĐ. Đây là một vai trò rất quan trọng của hoạt động định giá nhằm hạn chế tối thiểu các khoản vay giải ngân có thể trở thành nợ xấu.