6. Cấu trúc của luận án
1.3. Khoảng trống trong các nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu của luận án
1.3.1. Khoảng trống trong các nghiên cứu
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy:
- Thứ nhất là: Có rất nhiều cách tiếp cận nghiên cứu về QHLĐ, theo phạm vi
rộng, hẹp khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu cho rằng QHLĐ là mối quan hệ giữa 2 đối tượng đó là: NLĐ, NSDLĐ trong phạm vi DN và chỉ liên quan
đến vấn đề lao động.
- Thứ hai là: Các cơng trình trước đây tập trung nhiều về lý luận TCLĐ và
đình cơng nhưng chưa phân tích sâu chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong các
DN FDI nói chung và DN sản xuất ơ tơ có vốn đầu tư Nhật Bản nói riêng. Hơn
nữa các cơng trình chưa đi sâu phân tích những nguyên nhân sâu xa dẫn đến
TCLĐ và đình cơng.
- Thứ ba là: Các nghiên cứu về QHLĐ thường đứng trên quan điểm của NLĐ
mà ít quan tâm đến quan điểm của NSDLĐ để đưa ra những giải pháp cải thiện mối
QHLĐ. Cụ thể là nghiên cứu sự cân bằng nhu cầu các bên liên quan.
- Thứ tư là: Theo tác giả, một số giải pháp xây dựng mối QHLĐ không chỉ
nhằm đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi QHLĐ hiện tại mà quan trọng hơn cần phải nghiên cứu các giả thuyết về QHLĐ xảy ra khơng như hiện tại (có thể mang tính
tích cực hơn hoặc tiêu cực) thì việc vận dụng linh hoạt, uyển chuyển các phương
pháp khác nhau giúp QHLĐ luôn ổn định và phát triển. Nhưng các cơng trình
nghiên cứu trước đây ít đề cập đến. Đặc biệt chưa có các nghiên cứu thấu đáo các nhân tố tác động/ảnh hưởng đến QHLĐ trong bối cảnh hội nhập.
- Thứ năm là: QHLĐ trong các DN sản xuất ơ tơ có vốn đầu tư Nhật Bản tại
Việt Nam hiện chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện.
Trên đây là những vấn đề mà luận án sẽ tập trung làm sáng tỏ.
1.3.2. Hướng nghiên cứu của luận án
Tác giả sẽ tập trung vào nghiên cứu sâu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về QHLĐ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến QHLĐ. Luận án sẽ tiếp cận QHLĐ trong phạm vi DN và cũng không chỉ tập trung vào hai đối tượng là
NLĐ và NSDLĐ mà cả những đối tượng khác có liên quan, ví dụ như tổ chức cơng đồn, các cơ quan QLNN.
- Nghiên cứu kinh nghiệm duy trì, phát triển QHLĐ thông qua các bản TƯLĐTT, thông qua việc kiểm sốt đình cơng tại một số địa điểm (trong nước,
ngoài nước) để rút ra bài học kinh nghiệm cho các DN sản xuất ơtơ có vốn đầu tư
Nhật Bản tại Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng QHLĐ tại các DN có vốn đầu tư nước ngồi
nói chung và DN có vốn đầu tư Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất ô tô tại Việt Nam; phân tích các nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng...từ đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng trên.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp xây dựng QHLĐ tại các DN sản
xuất ơ tơ có vốn đầu tư Nhật Bản.