6. Cấu trúc của luận án
1.4. Kinh nghiệm một số nƣớc trong việc xây dựng quan hệ lao động
1.4.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia Đông Na mÁ
Phần lớn các nước Đông Nam Á đều là các nước đang phát triển, có mơ hình phát triển kinh tế xã hội tương đối giống Việt Nam. Phong trào hội nhập của khu vực đang tạo ra cơ hội và cả áp lực để các nước chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong
lĩnh vực QHLĐ. Việc học hỏi kinh nghiệm của các nước này có thể giúp chúng ta
hội nhập tốt hơn, tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội.
Philippin là quốc gia đang áp dụng gần như ngun bản mơ hình QHLĐ của Mỹ. Đó là mơ hình QHLĐ dựa trên lòng cốt là QHLĐ cấp ngành như: Cơng đồn
ngành, cơng đồn nghề, thương lượng cấp ngành và các bản TƯLĐTT cấp ngành.
Những NLĐ trong một DN có thể tham gia vào các cơng đồn ngành (nghề) khác nhau. Hiện nay, QHLĐ ở Philippin rất không ổn định. Ngun nhân chủ yếu là mơ hình này khơng phù hợp với văn hoá, lịch sử và điều kiện kinh tế hiện nay của Philippin. Người dân philippin cũng như người dân của các nước Châu Á khác, họ
có tính cấu kết cộng đồng cao. Những NLĐ trong một DN rất dễ dàng chia sẻ thông
tin, tâm tư nguyện vọng và hành động ủng hộ nhau. Trong khi đó, NSDLĐ khơng
có một chủ thể thực sự đủ mạnh để đàm phán.
Ở Malaysia và Singapore, pháp luật lao động được xây dựng từ thời còn là
đó. Nghĩa là, QHLĐ ở các nước này khá giống với nước Anh. Ở các nước này, cịn
có sự phân biệt khá nặng nề về vị trí và đẳng cấp xã hội giữa những NLĐ chân tay
và NLĐ gián tiếp. Hệ thống luật pháp QHLĐ của các nước này quá nhấn mạnh đến
các tiêu chuẩn lao động tối thiểu với giả định về đối tượng áp dụng là những NLĐ
chân tay. Cơng đồn vì vậy cũng được coi là tổ chức mà những NLĐ chân tay làm
tiền đề. Sau năm 1974, Chính phủ Malaysia đã học tập kinh nghiệm của Nhật Bản và cố gắng áp đặt vào xã hội của họ. Tuy nhiên, kết quả đạt được không như mong muốn. Sự thành lập các CĐCS đã gặp phải trở ngại từ phía các tổ chức cơng đồn
đã hình thành trước đó. Việc luật hố mơ hình QHLĐ của một quốc gia khác vào xã
hội nước này đã không thành công.
Trong khi đó, Singapore với lợi thế là một nước nhỏ có trình độ phát triển cao
thì tiếp tục duy trì mối quan hệ mật thiết giữa cơng đồn và các đảng phái chính trị cầm quyền và thậm chí cả giới chủ. Luật pháp về QHLĐ ở nước này rất nghiêm
minh và có phần đề cao kỷ luật lao động, ngăn ngừa đình cơng bằng các quy định luật pháp khắt khe. Pháp luật Singapore cho phép một DN có thể có nhiều tổ chức
cơng đồn (chẳng hạn Tập đoàn Hàng khơng Singapore có tới 5 tổ chức cơng đồn đại diện cho NLĐ) nhưng hệ thống luật pháp của nước này rất nghiêm minh nên ít
xảy ra xung đột giữa các cơng đồn. Một lý do nữa là, tất cả các tổ chức cơng đồn
ở nước này đều phải hoạt động thống nhất với tư cách thành viên của Hội đồng
cơng đồn quốc gia Singapore (Singapore National Trade Union Congress –
SNTUC). Năm 1961 Hội đồng này có 64 tổ chức cơng đoàn thành viên. Kể từ năm 1981, SNTUC đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy việc nâng cao kỹ năng và cải
thiện năng suất lao động nhằm đạt mức lương cao hơn cho NLĐ. Trong các giai đoạn suy thoái kinh tế, các tổ chức cơng đồn đã chủ động ủng hộ việc cắt giảm lương,
chậm lương nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế nhanh chóng vượt qua khủng hoảng
và tăng trưởng trở lại. Tổ chức này hiện tham gia vào một cơ chế ba bên hiệu quả với
chính phủ và giới chủ dựa trên sự tin cậy lẫn nhau. Điều này dẫn đến thành công là
QHLĐ ở Singapore rất ổn định và hầu như khơng xảy ra đình cơng.
Ở Indonesia, sau khi chính quyền của Mohammed Suharto sụp đổ vào tháng 5/1998 thì đến tháng 6 quyền "tự do giao kết" được công nhận. Hàng trăm cơng đồn đã được thành lập trong một thời gian ngắn sau đó. Cùng với nó, "quyền
thương lượng tập thể" và "quyền tranh chấp" cũng được tự do thực thi. Các yêu
cầu tăng lương bùng phát nhiều đến mức chủ DN không thể trả được và nhiều
cuộc đình cơng đã xảy ra. Phong trào đấu tranh địi quyền và lợi ích của cơng nhân lên rất cao và có phần hỗn loạn, vượt ra ngồi tầm kiểm sốt của chính phủ. Hiện nay, hệ thống luật pháp lao động của Indonesia đang được sửa đổi lại nhưng tình trạng bạo loạn vẫn chưa chấm dứt.
Thái Lan đã từng xây dựng BLLĐ từ năm 1946. Từ đó đến nay đã sửa đổi
nhiều lần. Hiện nay, luật pháp lao động của Thái Lan bao gồm: Luật bảo vệ NLĐ, Luật BHXH, Luật QHLĐ. Luật pháp Thái Lan thừa nhận đa cơng đồn với các hình thức như: Cơng đồn gia đình (House Union), Cơng đồn công ty (Company Union), Cơng đồn DN (Enterprise Union) và Cơng đồn ngành (Industrial Union).
Các công đồn này có thể liên kết thành các liên đoàn lao động (Labour
Federration) và hoạt động dưới sự điều phối của các Hội đồng Lao động (Labour Council)cấp quốc gia. Tuy nhiên, các tổ chức cơng đồn hoạt động không hiệu quả.
Việc tăng lương của hầu hết NLĐ trong các DNNVV không phải là kết quả thương
lượng và chủ yếu có được nhờ tăng tiền lương tối thiểu. Mức tiền lương tối thiểu
được quy định bởi một uỷ ban ba bên gồm chính quyền, NLĐ và NSDLĐ. Tuy
nhiên, do tổ chức cơng đồn hoạt động non yếu nên nhiều khi đại diện cho NLĐ lại là những người quản lý trong DN.