Kinh nghiệm về hoạt động tín dụng cho vay đối với KHCN của Mỹ và bài học

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh quận 10 (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.4 Kinh nghiệm về hoạt động tín dụng cho vay đối với KHCN của Mỹ và bài học

bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

1.4.1 Kinh nghiệm của nước Mỹ

Năm 2008 “bong bóng” bất động sản (BĐS) xuất hiện tại Mỹ với trên một triệu chủ nhà đất đối mặt với nguy cơ tịch thu tài sản thế nợ. Các khoản nợ xấu khiến nhiều ngân hàng thua lỗ nặng. Nhiều ngân hàng phải tiến hành sáp nhập và thậm chí tuyên bố phá sản như: Lehman Brothers, Merrill Lynch, Countrywide Financial, Bear Stearns, Ameribank… Nguyên nhân là do:

Thứ nhất, “bong bóng” BĐS “vỡ”. Do FED đẩy lãi suất cho vay tiền mua nhà

lên cao nên dẫn tới mất khả năng chi trả của KH.

Thứ hai, chứng khốn hóa BĐS thế chấp. Những món nợ BĐS đã được “trái

18

trường tiền tệ. Khi thị trường BĐS suy thoái, giá BĐS giảm thậm chí dưới mức cho vay, ngân hàng nắm giữ nhiều “trái phiếu tái thế chấp” ngoài việc “tự lỗ” còn bị người gửi tiền hoảng loạn rút tiền hàng loạt, trong khi các ngân hàng khác cũng dè dặt cho vay (trên thị trường liên ngân hàng) dẫn đến mất khả năng thanh khoản, điển hình như ngân hàng Lehman Brothers.

Thứ ba, ngân hàng cho vay “dễ dãi”. Để hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp

và thu nhập khiêm tốn có điều kiện sở hữu nhà ở, Chính phủ Mỹ có chương trình “cho vay dưới chuẩn”. Các NHTM khi cho đối tượng này vay thì được hai tổ chức Fannie Mae và Freddie Mac mua lại các khoản vay này. Khi thị trường BĐS suy thoái, những người thu nhập thấp và thu nhập khiêm tốn khơng có điều kiện để trả nợ.

Giải pháp xử lý

Khi khủng hoảng ngân hàng nổ ra, Chính phủ Mỹ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ thơng qua chính sách tiền tệ, nghiệp vụ thị trường mở, chương trình đấu giá cho vay kỳ hạn và Chính phủ cũng thực hiện các gói cứu trợ lớn.

Một là, chính sách tiền tệ. Ngay khi khủng hoảng nhà ở thứ cấp nổ ra, FED bắt

đầu can thiệp bằng cách hạ lãi suất và tăng mua chứng khoán được đảm bảo bằng nợ thế chấp.

Hai là, nghiệp vụ thị trường mở. FED thực hiện nghiệp vụ thị trường mở

thông qua mua lại trái phiếu Chính phủ Mỹ mà các ngân hàng của nước này đang nắm giữ. Đặc biệt, FED đưa ra chính sách tăng mua chứng khoán được đảm bảo bằng nợ thế chấp.

Ba là, chương trình đấu giá cho vay kỳ hạn. Ngày 17/12/2007, trước ảnh

hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn, FED đưa ra Chương trình Đấu giá cho vay kỳ hạn (TAF), nhằm tăng cường tính thanh khoản của thị trường tín dụng Mỹ.

Bốn là, các gói kích thích kinh tế. Trước tình hình khủng hoảng ngân hàng

nghiêm trọng, chính quyền của Tổng thống Mỹ G. Bush đã trình Quốc hội thơng qua gói tài chính 700 tỷ USD (Chương trình Giải cứu Tài sản xấu – TARP. Sau đó, Đạo luật Dodd-Frank (Đạo luật cải cách Wall Street và bảo vệ người tiêu dùng) ra đời ngày 21/07/2010 để hạn chế hoạt động của TARP và giảm số tiền tổng thể xuống

19

còn 475 tỷ USD.Ngày 17/2/2009, Tổng thống Barack Obama đã ký Đạo luật Tái đầu tư và Phục hồi (ARRA).

Năm là, tái cấu trúc ngân hàng. Bộ Tài chính Mỹ khuyến khích các ngân hàng

tham gia một chương trình tái cấp vốn. Các ngân hàng có thể nhận được tiền bằng cách đề nghị bán cổ phiếu ưu đãi cho Bộ Tài chính.

Với những biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả, ngành ngân hàng Mỹ đã có những khởi sắc. Cụ thể, JP Morgan Chase & Co. - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đạt lợi nhuận trong quý II/2013 tăng 31%, lên 6,5 tỷ USD trên số doanh thu là 25,2 tỷ USD. Trong khi đó, Ngân hàng Wells Fargo công bố lợi nhuận quý II/2013 tăng 19,4%, lên 5,5 tỷ USD, nhờ chất lượng tín dụng được cải thiện trong thị trường nhà đất và hoạt động cho vay cao hơn. Tuy nhiên, công cuộc xử lý các ngân hàng yếu kém của Mỹ cũng có mặt hạn chế. Hạn chế lớn nhất trong quyết định của Chính phủ Mỹ là để cho ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ. Điều này đã gây hỗn loạn trong hệ thống ngân hàng vì ngân hàng nào cũng nghĩ rằng mình sẽ là nạn nhân tiếp theo. Đồng thời, Lehman Brothers sụp đổ đã dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt.

1.4.2 Kinh nghiệm đối với Việt Nam

❖Xây dựng hệ thống tài chính ổn định và minh bạch

Căn nguyên của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và sau đó là một cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu là do cơ chế quản lý thơng tin tài chính lỏng lẻo, thiếu minh bạch của giới chức trách và ngân hàng Mỹ. Do vậy, Việt Nam cũng như các quốc gia khác cần xây dựng một khung chính sách tài chính bền vững, thận trọng vĩ mơ bao gồm chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa… đồng thời với việc cơng khai thơng tin tài chính rõ ràng, nhằm hạn chế và tránh làm trầm trọng hơn những rủi ro lớn dẫn đến khủng hoảng.

❖Hoạt động cơng khai

Để giải “bài tốn” khủng hoảng, cả Việt Nam và Mỹ đều đưa ra một phương pháp giải giống nhau - đó là sử dụng gói kích thích kinh tế, tuy nhiên, cách thức thực hiện thì hồn tồn khác nhau.Cơng khai, minh bạch hóa thơng tin vẫn là những điểm yếu của kinh tế Việt Nam. Một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của quản trị Chính phủ là minh bạch. Vì minh bạch là điều kiện tiên quyết để luật pháp phát huy tác

20

dụng, được thực thi nghiêm chỉnh. Công khai thông tin làm gia tăng mạnh mẽ niềm tin vào Chính phủ.

❖Xây dựng các gói kích thích kinh tế phù hợp

Để khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính, Chính phủ Mỹ đã đưa ra các gói kích thích kinh tế trị giá hàng trăm tỷ USD. Trong thời gian ngắn, đây được coi là biện pháp kịp thời giải quyết hậu quả khủng hoảng. Tuy nhiên, trong dài hạn, gói kích thích kinh tế của Mỹ tỏ ra ít hiệu quả một khi tỷ lệ thất nghiệp giảm rất chậm, tăng trưởng CN không mấy khả quan. Từ thực tế đó cho thấy, việc thực hiện chính sách kích cầu kinh tế của Chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, là hành động nằm trong xu thế chung của thế giới, tuân theo quy luật khách quan. Vấn đề ở đây là chúng ta cần xác định rõ ràng mục tiêu, hoàn cảnh kinh tế cũng như khả năng của mình nhằm xây dựng những gói kích thích kinh tế hiệu quả, tránh gặp phải những tác động phụ như trong chính sách kích thích kinh tế của Mỹ.

21

Tóm tắt chương 1

Tín dụng là một phạm trù kinh tế khách quan, là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng sang cho KH (tổ chức, cá nhân) trong một thời gian nhất định, với một khoản chi phí nhất định do bên KH phải trả cho ngân hàng. Chương 1 trình bày những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng. Ngồi ra cịn đề cập tới đặc điểm, vai trò và những vấn đề liên quan đến cho vay đối với KHCN.

Trong xu hướng kinh tế hội nhập với thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã không ngừng tăng trưởng mạnh, mảng tín dụng dành cho KHCN ngày càng phát triển về số lượng lẫn chất lượng, chính vì thế thị trường cho vay đối với KHCN là một thị trường đầy tiềm năng mà các ngân hàng thương mại phải tập trung mở rộng.

22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI

KHCN TẠI NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẬN 10

2.1 Giới thiệu tổng quan về NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam và Chi Nhánh Quận 10

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh quận 10 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)