Tốc độ tăng trưởng cho vay đối với KHCN

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh quận 10 (Trang 53)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2 Phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với KHCNtại Eximbank Chi nhánh

2.2.5 Tốc độ tăng trưởng cho vay đối với KHCN

Tốc độ tăng trưởng cho vay đối với KHCN

Dư nợ tín dụng là tồn bộ số tiền mà ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi nợ. Dư nợ phản ánh thực trạng tín dụng của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định và là một trong những yếu tố đánh giá tốc độ trăng trưởng cho vay của ngân hàng.

Bảng 2.4: Tình hình tăng trưởng cho vay đối với KHCN tại Eximbank CN Quận 10 giai đoạn 2013 – 2015.

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng KHCN 37.266 63,03% 27.049 50,88% 36.434 90,00% KHDN 21.861 36,97% 26.114 49,12% 4.048 10,00% Tổng 59.127 100% 53.163 100% 40.482 100%

Nguồn: Phịng kế tốn tổng hợp của CN qua các năm

Biểu đồ 2.2: Tình hình tăng trưởng cho vay đối với KHCN tại EximbankCN Quận 10 giai đoạn2013 – 2015.

ĐVT: Triệu đồng

44

Qua biểu đồ 2.2 ta thấy rằng, dư nợ cho vay đối với KHCN phục hồi trong giai đoạn2014 - 2015, trước đó giảm mạnh giai đoạn 2013 - 2014. Giai đoạn 2013, 2014 nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn: lạm phát tăng cao, giá nguyên vật liệu tăng gây khó khăn cho sản xuất dẫn đến thất nghiệp tăng, thu nhập giảm… làm cho tình hình tăng trưởng huy động vốn cũng như cho vay không đạt kết quả tốt. Năm 2014, tổng dư nợ cho vay KHCN đạt 27.049 triệu đồng giảm 19,45% so với năm 2013. Cơ cấu tỷ trọng KHCN giảm từ 63,03%năm 2010 xuống 50,88% năm 2014, dẫn đến tỷ trọng của KH doanh nghiệp tăng từ 36,97% lên 49,12%. Tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất kinh doanh, tính đến cuối năm 2014 có khoảng 5000 doanh nghiệp phá sản khiến cho các khoản vay của doanh nghiệp khơng có khả năng chi trả. Chính phủ đã có những chính sách và biện pháp khắc phục đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua thách thức và tăng trưởng đúng hướng từ đầu năm 2014. NHNN ban hành chỉ thị 01/CT-NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh phù hợp với mục tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% nhằm triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam ổn định và vững chắc hơn từ năm 2015 nên tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN cũng tăng trưởng đều đặn và khả quan hơn.

2.2.6 Phân tích dư nợ theo thời hạn vay

Bảng 2.5: Tình hình dư nợ cho vay đối với KHCN phân theo thời hạn vay tại Eximbank CN Quận 10 giai đoạn 2013 – 2015.

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 5.411 14,52 3.549 13,12 3.698 10,15 Trung và dài hạn 31.855 85,48 23.500 86,88 32.736 89,85 Dư nợ KHCN 37.266 100 27.049 100 36.434 100 Nguồn: Phịng kế tốn tổng hợp của CN qua các năm

45

Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ cho vay đối với KHCN phân theo thời hạn vay tại Eximbank CN Quận 10 giai đoạn 2013 –2015.

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phịng kế tốn tổng hợp của CN qua các năm Dư nợ tín dụng KHCN ngắn hạn

Từ năm 2013 đến 2015, dư nợ tín dụng KHCN ngắn hạn có sự xu hướng giảm trong tỷ trọng của dư nợ KHCN. Năm 2013, dư nợ ngắn hạn là 5.411 triệu đồng chiếm 14,52% trong dư nợ cá nhân. Đến năm 2014, tình hình tăng trưởng kinh tế chậm cùng với Chỉ thị 01/CT-NHNN đã ban hành vì vậykéo theo dư nợ tín dụng cá nhân ngắn hạn sụt giảm là xu hướng chung. Dư nợ ngắn hạn giảm 1.862 triệu đồng tương ứng giảm 34,41% còn 3.549 triệu đồng. Năm 2015, với những nỗ lực tăng trưởng tín dụng ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro thu hồi nợ, đảm bảo an toàn thanh khoản, phù hợp với Thông tư số 15 của NHNN quy định tỉ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn. Kết quả dư nợ ngắn hạn đã tăng 149 lên 3.698 triệu đồng tương ứng tăng 4,20%. Mặc dù dư nợ có tăng lên nhưng tỷ trọng dư nợ KHCN ngắn hạn vẫn giảm 2.97% so với năm 2014. Với tình hình nền kinh tế đang từng bước ổn định như hiện nay thì CNEximbank Quận 10 có một kết quả tăng trưởng tín dụng ngắn hạn được xem là khả quan.

Dư nợ tín dụng KHCN trung dài hạn

Dư nợ tín dụng KHCN trung dài hạn vẫn chiếm tỉ trọng cao so với dư nợ ngắn hạn và liên tục tăng qua 3 năm vừa qua. Ngun nhân chính là bản chất của món vay

46

trung dài hạn, tùy theo sự thỏa thuận hợp đồng ở hợp đồng mà tín dụng mà mức nợ gốc sẽ được trả vào thời gian nào nên tỉ lệ dư nợ này cũng do một phần dư nợ của năm trước chuyển sang, đồng thời giá trị của các khoản tín dụng trung dài hạn thường lớn hơn so với các khoản tín dụng ngắn hạn. Cho vay mua bất động sản chiếm tỷ trọng khá lớn trong tín dụng trung dài hạn, dư nợ cho vay mua bất động sản tại CN Eximbank Quận 10 trong 3 năm nay cũng tăng đáng kể, làm cho dư nợ tín dụng trung dài hạn cũng tăng liên tục như vậy.

Qua bảng 2.5 và biểu đồ 2.3cho thấy rõ sự thay đổi trên. Năm 2014 dư nợtrung dài hạn đạt 23.500 triệu đồng có giảm 8.355 tương ứng 26,23% so với năm 2013. Nhưng dư nợ trung dài hạn tăng dần qua 3 năm gần đây, cụ thể: năm 2015 tăng 9.236 tương ứng 39,3% lên 32.736 triệu đồng. Tốc độ tăng rất nhanh, xu hướng của những năm gần đây là tăng dư nợ tín dụng dài hạn và xu hướng này có thể vẫn tiếp tục tăng nếu tình hình nền kinh tế Việt Nam ổn định và tiếp tục tăng trưởng (tốc độ tăng trưởng từ 85,48% năm 2013 tăng lên 86,88% năm 2014 và 89,85% năm 2015).

2.2.7 Phân tích dư nợ theo sản phẩm vay

Bảng 2.6: Tình hình dư nợ cho vay đối với KHCN phân theo sản phẩm vay tại Eximbank CN Quận 10 giai đoạn 2013 – 2015.

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Cho vay mua BĐS 25.590 68,67 17.112 63,26 24.564 67,42 Cho vay mua ô tô 3.452 9,26 1.810 6,69 2.000 5,49 Cho vay tiêu

dùng 5.020 13,47 4.710 17,41 9.283 25,48 Các SP

TDCN khác 3.204 8,60 3.417 12,63 587 1,61 Tổng DNTN

KHCN 37.266 100 27.049 100 36.434 100 Nguồn: Phịng kế tốn tổng hợp của CN qua các năm

47

Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ cho vay đối với KHCN phân theo sản phẩm vay tại Eximbank CN Quận 10 giai đoạn 2013 – 2015.

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phịng kế tốn tổng hợp của CN qua các năm

Qua biểu đồ 2.4, có thể thấy được cơ cấu tỷ trọng của các sản phẩm cho vay đối với KHCN thay đổi như thế nào. Cho vay BĐS là sản phẩm mà ngân hàng chú trọng nhiều nhất vì vậy cơ cấu của cho vay BĐS chiếm tỉ trọng cao nhất trong dư nợ tín dụng KHCN (trung bình hơn 60% tổng dư nợ tín dụng KHCN). Mặt khác, qua 4 năm chỉ có số dư nợ cho vay BĐS và cho vay tiêu dùng tăng, còn lại đều giảm:

Cho vay mua BĐS:

Tỷ trọng của sản phẩm này thay đổi tăng giảm không ổn định. Năm 2013, dư nợ tín dụng này là 25.590 triệu đồng chiếm 68,67% tổng dư nợ KHCN. Năm 2014, dư nợ tín dụng này là 17.112 giảm 8.478 triệu đồng tương ứng giảm 33,13%. Đến năm 2015, dư nợ tín dụng BĐS lại tăng 7.452 triệu đồng chiếm 43,55%. Nguyên nhân có sự biến động liên tục như vậy là vì:

- Trong năm 2014, chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/3/2014 của thống đốc NHNN có quy định: Thực hiện giảm tốc độ và tỉ trọng trong dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2013, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán; đến 30 tháng 6 năm 2014, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31 tháng 12 năm 2014, tỉ trọng này tối đa là 16%. Trường hợp tổ chức tín dụng chưa thực hiện được tỉ trọng này theo lộ trình, Ngân hàng Nhà nước

48

Việt Nam áp dụng tỉ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai lần so với tỉ lệ dự trữ bắt buộc chung đối với tổ chức tín dụng và biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh trong 06 tháng cuối 2014 và năm 2015. Tín dụng BĐS chiếm tỉ trọng cao trong tín dụng trung dài hạn nhưng với Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định tỉ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn đối với các NHTM thì buộc CN phải giảm tỉ trọng cho vay mua BĐS xuống.

Tín dụng BĐS tại CN đang chiếm 1 tỉ trọng tương đối cao so với các loại khác trong dư nợ cá nhân. Tuy nhiên khả năng thu hồi nợ đối với nhu cầu vốn này lại khơng cao hay nói cách khác là rất khó khăn do giá nhà ở đang vượt quá tổng thu nhập của đa số người có nhu cầu. Nếu tiếp tục cấp tín dụng trong lĩnh vực BĐS thì có thể làm tăng rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và các khoản nợ xấu.

Cho vay mua ô tô:

Dư nợ tín dụng mua ô tô cũng giảm trong giai đoạn 2013-2015. Năm 2013 dư nợ tín dụng mua ô tô là3.452 triệu đồng chiếm 9,26% tổng dư nợKHCN. Năm 2014, dư nợ tín dụng này là 1.810 giảm 1.642 triệu đồng tương ứng giảm 47,57%. Mặc dù năm 2015 dư nợ cho vay mua ô tô đạt 2.000 triệu đồng tăng 190 triệu đồng tương ứng giảm 10,50%, nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ tín dụng KHCN thì giảm cịn 5,49%. Theo xu hướng giảm từ năm 2013 – 2015. Nguyên nhân là do nền kinh tế gặp khó khăn kéo theo thu nhập của người dân cũng ít đi, nhu cầu sinh hoạt phí, giá cả lại tăng nhanh. Vì vậy khoản tiền chi cho mua ơ tơ sẽ không đáp ứng nhu cầu hiện tại của KHCN trong thời gian này.

Ngược lại tình hình cho vay BĐS và mua ơ tơ, tình hình cho vay tiêu dùng lại khả quan và tăng nhanh hơn.

Cho vay tiêu dùng

Dư nợ cho vay trong lĩnh vực tiêu dùng tăng 3 năm qua. Năm 2013, dư nợ tín dụng tiêu dùng là 5.020 triệu đồng chiếm 13,47% tổng dư nợ tín dụng KHCN. Năm 2014, dư nợ tín dụng tiêu dùng giảm 1.642 đồng tương ứng 6,18% xuống 4.710 triệu đồng, nhưng trong tỷ trọng so với dư nợ cá nhânlại tăng lên 17,41%. Như vậy, dư nợ giảm là do tình hình kinh tế chung nhưng cũng không ảnh hưởng đến mức tăng tỷ trọng của loại sản phẩm này. Năm 2015, dư nợ tín dụng trong lĩnh vực tiêu dùng tiếp tục tăng 4.573 triệu đồng tương ứng tăng mạnh đến 97,09% chiếm 25,48% so với

49

tổng dư nợ tín dụng. Đối tượng cho vay tiêu dùng ở CN là KH nội bộ nên rủi ro của sản phẩm này cũng ít hơn so với các sản phẩm khác nên CN đã chú trọng tăng dư nợ của sản phẩm này trong tổng dư nợ cho vay KHCN.

Các sản phẩm tín dụng cá nhân khác

Năm 2013, dư nợ các sản phẩm tín dụng cá nhân khác đạt 3.204 triệu đồng chiếm 8,6% tổng dư nợ tín dụng KHCN. Năm 2014, dư nợ cho vay các sản phẩm tiêu dùng khác tăng213 triệu đồng tương ứng giảm 6.66% còn 3.417 triệu đồng chiếm tỉ trọng 12.63%. Năm 2015, dư nợ cho vay các sản phẩm khác giảm mạnh587 triệu đồng chiếm 1,16% trong dư nợ cá nhân, giảm đến 2.830 triệu đồng tương ứng 82,82%.

2.2.8 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với KHCN tại Eximbank CN Quận 10 giai đoạn 2013 – 2015

Bảng 2.7: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với KHCN tại Eximbank CN Quận 10 giai đoạn 2013 –2015.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Thu nhập 23.993 28.042 30.843 Chi phí (23.016) (26.066) (29.817) Lợi nhuận 977 1.976 1.026

Nguồn: Phịng kế tốn tổng hợp của CN qua các năm

Biểu đồ 2.5: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với KHCN tại Eximbank CN Quận 10 giai đoạn 2013 – 2015.

ĐVT: Triệu đồng

50

Hầu hết thu nhập của CN hiện nay là từ thu lãi cho vay và thu từ dịch vụ. Song trong thực tế, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính yếu của CN.Do đó, thu nhập mà CN đạt được chủ yếu là từ thu lãi cho vay, góp phần rất quan trọng trong việc tạo ra và gia tăng lợi nhuận cho CN. Qua bảng 2.7, ta có thể thấy rằng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với KHCNtại CN chiếm một tỷ lệ đáng kể trên tổng lợi nhuận thu được từ mọi hoạt động của CN. Cụ thể, năm 2013 lợi nhuận đạt được là 977 triệu đồng. Lợi nhuận tiếp tục tăng lên qua các năm 2014 là 1.976 triệu đồng. Có thể thấy do nền kinh tế trong tình trạng khó khăn, lợi nhuận của ngân hàng giảm dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh từ KHCN cũng giảm theo, cụ thể là năm 2015 là 1.026 triệu đồng giảm 950 triệu đồng so với năm 2014. Tuy vậy,ngân hàng đã làm tốt được nhiệm vụ của mình, tập trung vào đúng đối tượng và tỷ lệ tăng trưởng này sẽ tiếp tục đến năm 2016.

2.2.9 Đánh giá rủi ro về hoạt động cho vay đối với KHCN tại Eximbank CN Quận 10 giai đoạn 2013 – 2015 CN Quận 10 giai đoạn 2013 – 2015

2.2.9.1 Dư nợ tín dụng theo nhóm nợ và nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay

Để phòng ngừa những rủi ro mỗi ngân hàng đều phải phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng. Dư nợ tín dụng được chia làm 5 nhóm, tương ứng với mỗi nhóm nợ tổ chức tín dụng phải lập quỹ dự phịng với tỷ lệ nhất định được NHNN quy định: nhóm 1 là 0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50% và nhóm 5 là 100%). Việc phân loại nợ chi tiết sẽ giúp các cơ quan quản lý có cái nhìn tổng qt, cụ thể hơn về chất lượng nợ của các tổ chức tín dụng, tránh tình trạng tổ chức tín dụng gia hạn nợ tràn lan dễ gây rủi ro tín dụng. Hơn nữa nếu để nợ rơi vào nhóm càng cao thì số tiền mà ngân hàng bỏ ra để dự phòng càng lớn mà số tiền này lại lấy trực tiếp từ lợi nhuận của ngân hàng làm lợi nhuận giảm đi đáng kể. Cụ thể, ngân hàng đã phân loại nợ cho vay theo các nhóm ở bảng 2.8 dưới đây :

51

Bảng 2.8: Tình hình dư nợ cho vay đối với KHCN phân theo nhóm nợ tại Eximbank CN Quận 10 giai đoạn 2013 – 2015.

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Nợ nhóm 1 30.064 80,67 23.705 87,64 35.525 97,51 Nợ nhóm 2 1.712 4,59 802 2,96 270 0,74 Nợ nhóm 3-5 5.490 14,73 2.542 9,40 639 1,75 Tổng nợ 37.266 100 27.049 100 36.434 100

Nguồn: Phịng kế tốn tổng hợp của CN qua các năm

Trong đó, nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5, đây thực sựlà vấn đề đáng quan tâm trong hoạt động tín dụng tại CN.

Bảng 2.9: Phân tích tình hình nợ xấu củaKHCN tại Eximbank CN Quận 10 giai đoạn 2013 – 2015.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Số tiền Số tiền Số tiền

Nợ xấu – nợ nhóm 3-5 5.490 2.542 639 Tổng dư nợ cho vay KHCN 37.266 22.974 36.434 Tỷ lệ nợ xấu= nợ xấu/tổng dư nợ

cho vay 14,73% 11,06% 1,75%

Nguồn: Phịng kế tốn tổng hợp của CN qua các năm

Biểu đồ 2.6:Tình hình nợ xấu đối với củaKHCN tại Eximbank CN Quận 10 giai đoạn 2013 – 2015.

ĐVT: Triệu đồng

52

Chỉ tiêu nợ xấu/ dư nợ cho vay KHCN để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu là vấn để không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động kinh doanh của bất kỳ một ngân hàng nào nhưng phải biết kiểm soát tỷ lệ này một cách an toàn và hợp lý nhất. Nhìn vào số liệu trên ta có thể dễ dàng thấy được rằng nợ

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh quận 10 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)