6. Nguyên tắc tranh luận (hiện chưa được quy định trong BLTTDS)
3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự nói chung và phiên tịa sơ thẩm dân sự nói riêng
chung và phiên tịa sơ thẩm dân sự nói riêng
Tiếp tục khẳng định việc xây dựng mơ hình tố tụng theo hướng mở rộng tranh tụng, nâng cao chất lượng phiên toà dân sự sơ thẩm, bảo đảm phiên toà diễn ra dân chủ, công bằng... Cần thể hiện rõ hơn nội dung tranh luận
trong TTDS, phân định rõ, rành mạch quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của những người tham gia tố tụng và chức năng xét xử của Tồ án. Nghị quyết số 49/NQ-TW có đoạn viết:
1. Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị
trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người
tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính cơng khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp [8].
Trong thời gian tới cần sửa đổi một số quy định sau:
- Cần sửa đổi lại các quy định liên quan đến thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên toà cho phù hợp với thực tiễn cũng như trình độ pháp lý trong giai đoạn hiện nay. Theo chúng tôi phần thủ tục hỏi tại phiên toà dân sự sơ thẩm để bảo đảm tính tranh tụng, nâng cao trách nhiệm của đương sự cần quy định HĐXX chỉ hỏi về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và hỏi về việc thoả thuận giải quyết của các đương sự, sau đó nghe lời trình bày của đương sự. Cịn vấn đề hỏi để xem xét những tình tiết chưa rõ, mâu thuẫn… cần quy định đây là trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên đương sự phải tiến hành để bảo vệ cho yêu cầu, ý kiến của họ. Có như vậy thì HĐXX mới thực sự là người trọng tài phân xử, tránh việc HĐXX phải chứng minh các tình tiết thay cho đương sự, bảo vệ yêu cầu thay cho họ. Điều này trái với nguyên tắc: "quyền tự định đoạt của đương sự" và có quy định như vậy thì mới nâng cao trách nhiệm của đương sự khi khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích của họ…
Vì vậy cần sửa đổi Điều 222 BLTTDS năm 2004 như sau: Sau khi
nghe xong lời trình bầy của đương sự, việc hỏi từng người về từng vấn đề được thực hiện theo thứ tự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự, Kiểm sát viên trong trường hợp kiểm sát viên tham gia phiên
tồ, sau đó đến những người tham gia tố tụng khác. Hội đồng xét xử điều khiển quá trình hỏi bảo đảm đúng trọng tâm, chất lượng và đúng luật định.
Bên cạnh đó việc xác định thời điểm kết thúc việc giao nộp chứng cứ nhằm khắc phục tình trạng đương sự không giao nộp chứng cứ khi nhận thấy việc giao nộp đó khơng có lợi cho họ, gây khó khăn cho tồ án trong việc tìm ra sự thực khách quan của vụ án. Cần chấm dứt việc đương sự giao nộp chứng cứ được thực hiện và được xem xét ở cấp xét xử phúc thẩm vì vi phạm nguyên tắc hai cấp xét xử và lợi dụng để kéo dài việc giải quyết vụ án theo hướng có lợi cho họ.
* Vì vậy cần sửa khoản 3 Điều 221 từ "tại phiên tòa" thành "trước khi
kết thúc việc hỏi tại phiên tòa" cụ thể như sau:
3. Trước khi kết thúc việc hỏi tại phiên tịa, đương sự, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền bổ sung chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị của mình.
Trong phần tranh luận để tránh tình trạng các bên đương sự bỏ mặc việc xem xét, đánh giá chứng cứ cũng như đưa ra các phán quyết về việc giải quyết vụ án mà họ khơng có ý kiến phát biểu hay đề xuất, đánh giá gì như tình trạng thực tế đang diễn ra hiện nay thì BLTTDS cũng cần có sự sửa đổi bổ sung theo hướng tại phần tranh luận buộc các bên đương sự phải phát biểu ý kiến và đề xuất hướng giải quyết vụ án với HĐXX cũng như phải có quan điểm, trách nhiệm đối đáp với các đương sự khác khi có ý kiến đối đáp tránh tình trạng một bên đương sự tranh luận, đưa ra ý kiến mà phía bên kia khơng có ý kiến gì đáp lại đặc biệt là những đương sự đưa ra yêu cầu. Họ để mặc cho HĐXX quyết định mà không tự bảo vệ yêu cầu của mình trước sự phản bác của đương sự khác. Có như vậy thì đương sự mới có trách nhiệm trong việc tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước pháp luật và bảo đảm được quy trình tố tụng tranh tụng cũng như nâng cao được chất lượng xét xử và
ngày càng bảo đảm vai trò của HĐXX là người trọng tài phân xử các tranh chấp dân sự.
Vì vậy cần bổ sung vào khoản 1 Điều 232 BLTTDS năm 2004 như sau: " 1. Sau khi kết thúc việc hỏi, Hội đồng xét xử chuyển sang phần tranh
luận tại phiên toà. Các bên đương sự buộc phải phát biểu khi tranh luận. Trình tự phát biểu tranh luận được thực hiện như sau: … ".
Cần sửa đổi Điều 233 BLTTDS năm 2004 như sau: "Khi phát biểu về
đánh giá chứng cứ,… Người tham gia tranh luận có nghĩa vụ đáp lại ý kiến của người khác…".
Cần nghiên cứu bỏ quy định tại Điều 234, không nên quy định Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án như hiện nay nữa.
- Để nâng cao chất lượng hỏi và tranh luận tại phiên tồ thì cần thiết tăng cường hơn nữa vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (thường là Luật sư). Luật sư có thể tham gia phiên tồ dưới hai hình thức, thứ nhất là tham gia phiên toà theo yêu cầu của đương sự, thứ hai là tham gia phiên tồ trong các vụ án có đương sự thuộc diện trợ giúp pháp lý khi đương sự có đơn yêu cầu. Thực tế cho thấy rất ít đương sự mời luật sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình vì có thể là họ chưa nhận thức được vai trị của luật sư hoặc cũng có thể là lý do kinh tế, họ khơng có tiền để thuê. Đối với trường hợp luật sư tham gia phiên tồ trong các vụ án có đương sự thuộc diện trợ giúp pháp lý thì phạm vi cũng rất hẹp chỉ trong trường hợp là:
1. Người nghèo.
2. Người có cơng với cách mạng.
4. Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Và họ cũng chỉ tham gia khi những người thuộc diện trên được giải thích và họ có đơn yêu cầu. Nếu họ khơng có u cầu thì Luật sư, trợ giúp viên pháp lý cũng khơng có quyền tham gia tố tụng trong các vụ án dân sự;
Theo chúng tôi để tăng cường sự tham gia của luật sư, trợ giúp viên pháp lý tại phiên tồ thì cần bổ sung vào quy định của BLTTDS năm 2004 tại một điều luật riêng biệt theo hướng mở rộng hơn phạm vi những trường hợp luật sư, trợ giúp viên pháp lý tham gia phiên toà theo chỉ định của Toà án, cụ thể cần quy định:
Trong những trường hợp sau đây, nếu đương sự không mời người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì Tồ án phải yêu cầu Trung tâm trợ giúp pháp lý cử trợ giúp viên pháp lý hoặc phân cơng văn phịng luật sư cử Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.
1. Người nghèo.
2. Người có cơng với cách mạng.
3. Người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa.
4. Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn.
* Điều 236 khoản 3 cần được bổ sung như sau:
3. Khi nghị án chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên tòa, kết quả việc hỏi tại phiên tòa, kết quả tranh luận tại phiên tòa và phải xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng.
Kết quả tranh luận tại phiên tòa là căn cứ quan trọng làm cơ sở tòa án đưa ra quyết định cuối cùng để giải quyết vụ án. Việc bổ sung nội dung trên
nhằm khắc phục thiếu sót của BLTTDS đồng thời phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 08-NQ/TW.