Nâng cao trình độ nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ của thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Luật sƣ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên toà dân sự sơ thẩm (Trang 109 - 112)

6. Nguyên tắc tranh luận (hiện chưa được quy định trong BLTTDS)

3.2.2. Nâng cao trình độ nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ của thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Luật sƣ

thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Luật sƣ

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc xét xử không đúng pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp nói chung và Tồ án nhân dân nói riêng là do trình độ, năng lực của một số thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên còn hạn chế. Đánh giá về thực trạng công tác tư pháp trong những năm vừa qua Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ:

Cơng tác cán bộ của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến kỷ cương, pháp luật, giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước [6].

Chính vì vậy việc nâng cao nhận thức, trình độ chun mơn nghiệp vụ của thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên và thư ký Toà án là nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Thẩm phán và hội thẩm nhân dân phải được đào tạo nghề theo hướng khi xét xử chỉ giữ vai trò là người trọng tài, người điều khiển. Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của thẩm phán, hội thẩm nhân dân trong quá trình tác nghiệp, họ phải có thái độ hết sức nghiêm túc, nghiên cứu kỹ hồ sơ, có thái độ khách quan về những tình tiết của vụ án.

Để nâng cao được nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, cần phải nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức và nghiệp vụ chuyên môn. Thực hiện việc thi sát hạch trước

khi bổ nhiệm, trong q trình cơng tác thường xuyên mở những lớp tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho họ, mở rộng kiến thức về các lĩnh vực xã hội. Gắn việc xây dựng, hướng dẫn áp dụng pháp luật với công tác tổng kết thực tiễn xét xử để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình giải quyết các loại vụ án. Đối với những trường hợp do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc do năng lực yếu kém thì phải bị miễn nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại khi kết thúc nhiệm kỳ.

Tình trạng thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ của các thẩm phán sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực xét xử của thẩm phán nói chung và việc thực hiện tốt hoạt động tranh tụng tại phiên tồ nói riêng. Phần lớn các thẩm phán ở toà án hiện nay chủ yếu xét xử bằng các kiến thức đã học tại nhà trường và tự cập nhật kiến thức, hầu như không được đào tạo lại, nguồn để bổ nhiệm thẩm phán hiện nay chỉ là các thư ký, thẩm tra viên trong ngành tồ án. Vì vậy để đảm bảo chất lượng xét xử và tăng cường chất lượng tranh luận tại phiên toà, cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa cơng tác bồi dưỡng trình độ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ làm công tác xét xử. Ngoài việc trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản, kỹ năng nghề nghiệp thì cần thiết phải trang bị cho họ lý luận về tranh tụng tại phiên toà. Thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử là một nghề chuyên sâu, do đó việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trước khi hành nghề là một điều rất cần thiết và khoa học.

Cải cách theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW và Nghị quyết 49/NQ-TW thực chất là thực hiện quyền dân chủ trong quá trình xét xử. Nếu HĐXX là trọng tài thì thẩm phán, hội thẩm nhân dân phải là những người có trình độ cao hơn để xem xét các bên tranh luận, đưa ra những chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình từ đó có quan điểm về đường lối giải quyết vụ án. Vì vậy, việc đào tạo cho thẩm phán một phương pháp tư duy sắc bén, sắc sảo, xử lý linh hoạt các tình huống mới phát sinh tại phiên toà và những

chứng cứ mới. Trau rồi các kỹ năng nghe, nói, viết, kỹ năng tổng hợp và khái quát vấn đề. Bên cạnh đó, việc tu dưỡng phẩm chất đạo đức, không ngừng rèn luyện nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức với cơng việc mà mình đang đảm trách để có thái độ cơng bằng, khách quan trong việc ra các phán quyết là rất cần thiết.

Theo chúng tơi, nước ta cần phải có một giải pháp lâu dài từ quy trình đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cơ chế quản lý thẩm phán và chế độ đãi ngộ. Giải pháp trước mắt là:

- Xây dựng một quy chế đạo đức thẩm phán để bảo đảm sự trong sạch của đội ngũ thẩm phán, tính cơng minh của pháp luật, uy tín về nền công lý của một quốc gia.

- Sau khi đã được bổ nhiệm, các thẩm phán phải được thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Phải có kế hoạch bồi dưỡng, mở rộng hơn nữa nguồn để bổ nhiệm thẩm phán có thể lấy nguồn từ các luật sư giỏi, kiểm sát viên… để đảm bảo đủ số lượng thẩm phán theo biên chế.

Có chế độ sử dụng và đãi ngộ phù hợp với thẩm phán để tránh bị ảnh hưởng với những cám dỗ vật chất nhằm thu hút người tài, duy trì và khuyến khích đội ngũ Thẩm phán phát huy năng lực, gắn bó phục vụ lâu dài cho sự nghiệp tư pháp, tạo nguồn ổn định cho ngành toà án.

Riêng đối với đội ngũ Hội thẩm nhân dân, cần phải quy định phải có một trình độ pháp lý nhất định, ít nhất cũng phải được đào tạo qua lớp trung cấp Luật và phải có kiến thức chun mơn về một lĩnh vực nào đó và điều đặc biệt là cần trẻ hoá đội ngũ Hội thẩm nhân dân, hạn chế đưa các cán bộ hưu trí vào tham gia công tác hội thẩm nhân dân nhằm tạo điều kiện cho họ tham gia công tác xét xử được lâu hơn nhằm tích luỹ kinh nghiệm cũng như nâng cao kiến thức pháp luật góp phần nâng cao chất lượng xét xử.

Cùng với việc nâng cao trình độ nhận thức của thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên thì cũng phải phát triển và kiện toàn đội ngũ luật sư trợ giúp viên pháp lý có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức, kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên toà dân sự sơ thẩm (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)