6. Nguyên tắc tranh luận (hiện chưa được quy định trong BLTTDS)
3.2.3. Nâng cao ý thức pháp luật cho quần chúng nhân dân
Đối với nhân dân việc nâng cao ý thức pháp luật là phương tiện để sử dụng dân chủ rộng rãi. Để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình nhân dân nói chung, đương sự nói riêng cần phải nắm được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp và các đạo luật, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ theo quy định của BLTTDS. Việc học tập, nghiên cứu pháp luật nói chung và pháp luật về dân sự, TTDS nói riêng phải mang tính phổ cập đến các tầng lớp nhân dân trong cả nước để đạt được một nền văn hóa pháp lý cao.
Bên cạnh việc nâng cao ý thức pháp luật thì mọi cơng dân phải tơn trọng pháp luật hiện hành. Trước hết là phải có lịng tin đối với pháp luật, tin vào sự cơng bằng, nếu thấy chưa đúng thì kiến nghị, chưa đủ thì yêu cầu, bị vi phạm thì khởi kiện. Thực tế hiện nay có một bộ phận không nhỏ công dân nước ta do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng cũ " vơ phúc đáo tụng đình " nên nhiều e dè, né tránh, ngại đi đến các cơ quan tư pháp nói chung, Tồ án nói riêng khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì cũng đành bỏ mặc hoặc dùng biện pháp khơng đúng luật để bảo vệ dẫn đến tình trạng từ người bị xâm phạm quyền lợi thành người vi phạm pháp luật hoặc tình trạng các quyền của họ được pháp luật quy định bảo vệ nhưng họ cũng không dám thực hiện, hay yêu cầu được bảo vệ.
Để nâng cao ý thức pháp luật cho quần chúng nhân dân nhằm bảo đảm chất lượng hỏi và tranh luận tại phiên toà dân sự sơ thẩm để công tác xét xử cơng bằng, đúng pháp luật thì Nhà nước ta cần phải:
- Mở rộng dân chủ, công khai tạo điều kiện cho nhân dân tham gia đông đảo việc soạn thảo, thảo luận, đóng góp ý kiến về các dự án pháp luật đặc biệt là việc đóng góp để hồn thiện Bộ luật dân sự, Luật Hơn nhân và gia đình, Luật lao động, Luật kinh doanh thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai …và BLTTDS của nước ta. Từ đó ý thức pháp luật của nhân dân ngày càng nâng lên.
- Đẩy mạnh việc giáo dục pháp luật, mở rộng công tác, đối tượng được trợ giúp pháp lý để mọi người dân hiểu biết pháp luật trong đó có pháp luật dân sự, Hơn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh thương mại, đất đai, TTDS. Từ đó sẽ làm cho mọi người dân khi vi phạm hoặc bị vi phạm trong các lĩnh vực đều hiểu mình phải làm gì và mình được làm gì.
- Ngành Tồ án các cấp cần tăng cường cơng tác xét xử lưu động các vụ án dân sự, đặc biệt là các vụ án phức tạp liên quan đến đất đai hay nhiều mối quan hệ tại địa phương, góp phần phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân. Đây là hình thức tuyên truyền pháp luật đến đông đảo quần chúng nhân dân thiết thực và sinh động nhất.