Vị trí cuả pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống pháp luật kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 33 - 39)

hệ thống pháp luật kinh tế

Do phạm vi điều chỉnh rộng và các tiêu chí đánh giá mở đối với CTKLM, các quy định về CTKLM trong nhiều trƣờng hợp đƣợc sử dụng với

34

tính chất “quét”, bổ trợ cho các lĩnh vực khác trong hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của nền kinh tế thị trƣờng. Do đó, pháp luật về CTKLM có quan hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực pháp luật khác, và các quan hệ này làm tăng thêm tính chất chồng lấn trong các quy định về CTKLM. Xuất phát từ đặc điểm này, đã hình thành cái gọi là Nguyên tắc ƣu tiên (Pre-emption

principle) trong thực tiễn áp dụng pháp luật về CTKLM của nhiều quốc gia,

đặc biệt là tại Châu Âu. Theo nguyên tắc này, pháp luật CTKLM chỉ đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp hành vi vi phạm chƣa chịu sự điều chỉnh theo quy định của các văn bản pháp luật khác [1]. Mức độ áp dụng nguyên tắc này tại mỗi quốc gia khác nhau, phụ thuộc vào cách tiếp cận của mỗi hệ thống pháp luật trong việc điều chỉnh CTKLM.

- Quan hệ với pháp luật dân sự: Pháp luật về dân sự là luật chung điều

chỉnh về các quan hệ giao dịch cũng nhƣ giải quyết các tranh chấp trên thị trƣờng. Nhƣ đã phân tích ở trên, một trong những nguồn của pháp luật về CTKLM là chế định về bồi thƣờng thiệt hại ngồi hợp đồng (tort), theo đó các doanh nghiệp bị thiệt hại từ hành vi CTKLM có thể sử dụng các quy định của tố tụng dân sự để yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại. Mặt khác các nguyên tắc chung của pháp luật dân sự về tự do, tự nguyện, trung thực trong giao dịch… cũng đƣợc sử dụng để làm tiêu chí đánh giá tính chất khơng lành mạnh của một hành vi vi phạm. Pháp luật dân sự là luật gốc để phát triển các quy định về CTKLM, cho dù các quy định này trong khuôn khổ một đạo luật riêng, hay nằm trong các bộ phận khác nhau của pháp luật dân sự nhƣ pháp luật thƣơng mại, pháp luật về SHTT hay pháp luật về bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, một số nƣớc vẫn sử dụng các quy định của pháp luật dân sự để điều chỉnh trực tiếp về CTKLM và tồ án đóng vai trị xử lý các hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, pháp luật về CTKLM dần tách khỏi khuôn khổ của pháp luật dân sự và mang nhiều yếu tố hành chính. CTKLM khơng cịn là vấn đề của luật tƣ liên quan đến tranh chấp giữa hai

35

chủ thể kinh doanh trên thị trƣờng và trong nhiều trƣờng hợp, nhân danh lợi ích cơng, nhà nƣớc cần phải can thiệp để duy trì trật tự trong kinh doanh, qua đó tạo dựng mơi trƣờng cạnh tranh lành mạnh. Trật tự trong kinh doanh đem lại lợi ích cả cho nhà nƣớc lẫn các chủ thể tham gia hoạt động thị trƣờng. Vì vậy, các biện pháp quản lý và chế tài hành chính dần xuất hiện trong cơ chế điều chỉnh của pháp luật về CTKLM và cơ quan cạnh tranh đƣợc trao thẩm quyền nhiều hơn trong việc xử lý các hành vi cạnh tranh.

- Quan hệ với pháp luật về SHTT: mối quan hệ giữa pháp luật chống

CTKLM và pháp luật về SHTT có từ rất lâu. Nhƣ đã giới thiệu, các quy định mang tính quốc tế đầu tiên về CTKLM xuất phát từ một công ƣớc về SHTT (Công ƣớc Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp), và cho tới nay nhiều nhà

nghiên cứu về pháp luật SHTT vẫn khẳng định quyền chống CTKLM là một

trong những quyền cơ bản của chủ sở hữu tài sản trí tuệ. Bảo vệ quyền SHTT chính là một trong những xuất phát điểm cơ bản của các quy định CTKLM, vì về bản chất, các hành vi xâm phạm quyền SHTT đều đƣợc tiến hành với động cơ CTKLM. Một hành vi chỉ bị coi là xâm phạm quyền SHTT khi chủ thể thực hiện nó có ý định hoặc đã đƣa tài sản trí tuệ của ngƣời khác vào khai thác thƣơng mại, đồng nghĩa với việc trở thành một đối thủ cạnh tranh của chính chủ sở hữu tài sản trí tuệ đó.

Hiện nay, sự phân biệt giữa pháp luật về CTKLM và pháp luật về SHTT tập trung ở đối tƣợng đƣợc bảo vệ. Pháp luật về SHTT hƣớng tới việc bảo hộ các đối tƣợng tài sản trí tuệ mà quyền sở hữu đƣợc xác lập một cách rõ ràng, đầy đủ thông qua các thủ tục đăng ký, cấp văn bằng bảo hộ hoặc các tiến trình pháp lý khác do nhà nƣớc quy định. Sự bảo vệ pháp luật dành cho các đối tƣợng này do đó cũng là đầy đủ và vững chắc nhất. Trong khi đó, pháp luật về CTKLM bảo vệ các lợi thế cạnh tranh không đƣợc bảo hộ thông qua văn bằng, chẳng hạn nhƣ nhãn hiệu chƣa đăng ký hoặc bí mật kinh doanh. Do

36

việc xác lập quyền đối với các đối tƣợng này không trải qua thủ tục chặt chẽ

nhƣ đăng ký quyền SHTT, nên sự bảo hộ mà pháp luật về CTKLM dành cho

chủ sở hữu không thể mạnh mẽ bằng các biện pháp bảo hộ SHTT. Trong các vụ việc CTKLM liên quan đến quyền SHTT, bên khiếu nại thƣờng phải chứng minh quyền hợp pháp đối với đối tƣợng bị vi phạm, bao gồm việc tạo lập, duy trì, sử dụng phổ biến, lâu dài và khơng có tranh chấp... Hay xét trên một khía cạnh khác, nếu nhƣ pháp luật về SHTT bảo vệ vị thế chung của chủ sở hữu tài sản trí tuệ, thì pháp luật về CTKLM bảo vệ chủ sở hữu chống lại một số dạng hành vi nhất định xâm phạm đến tài sản trí tuệ. Do đó, sự bảo hộ của pháp luật về CTKLM khơng mang tính liên tục, mà chỉ phát sinh khi xuất hiện tranh chấp. Vì vậy, pháp luật về CTKLM trong nhiều trƣờng hợp đƣợc coi là là công cụ bổ trợ cho việc thực thi pháp luật về SHTT.

- Quan hệ với pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng: Pháp luật về CTKLM ngày càng có xu hƣớng tiếp cận gần hơn với pháp luật về bảo vệ ngƣời tiêu dùng khi đặt trọng tâm bảo vệ ngƣời tiêu dùng bên cạnh trọng tâm bảo vệ các đối thủ cạnh tranh và mơi trƣờng cạnh tranh nói chung. Các hành vi CTKLM thuộc nhóm thứ 3 trên đây, đặc biệt là các dạng hành vi mang tính chất lừa dối, cƣỡng ép… có mặt trong nhiều đạo luật về bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Đặc biệt, Cộng đồng Châu Âu đã có một văn bản riêng quy định về các hành vi thƣơng mại không lành mạnh (unfair trade practice) là Chỉ thị số 2005/29/EC ngày 11/5/2005 trên cơ sở sửa đổi, bổ sung các Chỉ thị số 84/450/EEC, 97/7/EC, 98/27/EC và 2002/65/EC quy định riêng về quảng cáo gây nhầm lẫn.

Trƣớc đây, có một số quan điểm cho rằng sự phân biệt giữa pháp luật về CTKLM và pháp luật về bảo vệ ngƣời tiêu dùng nằm đối tƣợng đƣợc bảo vệ, pháp luật về CTKLM chỉ bảo vệ các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trƣờng cũng nhƣ môi trƣờng cạnh tranh chung, trong khi vai trò bảo vệ ngƣời tiêu

37

dùng đƣơng nhiên thuộc về pháp luật về bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, các quan hệ về cạnh tranh và bảo vệ ngƣời tiêu dùng ngày càng gắn bó và không thể tách rời. Nếu nhƣ cạnh tranh trên thị trƣờng đƣợc định nghĩa một cách đơn giản là việc giành giật khách hàng trong kinh doanh, thì giữa ba bên doanh nghiệp - khách

hàng/người tiêu dùng - các đối thủ cạnh tranh có quan hệ gắn bó khó có thể

tách rời. Việc lơi kéo, thu hút khách hàng bằng các thủ đoạn bất chính chắc chắn sẽ làm thiệt hại cho các doanh nghiệp cạnh tranh kinh doanh trung thực, lành mạnh, mặt khác, những thủ đoạn lợi dụng hoặc làm mất uy tín của đối thủ cạnh tranh cũng ảnh hƣởng tiêu cực đến ngƣời tiêu dùng, khiến họ nhầm lẫn và trả tiền cho các hàng hoá, dịch vụ không đúng nhƣ mong muốn của mình. Mơi trƣờng cạnh tranh lành mạnh chính là mơi trƣờng ở đó quyền lợi của ngƣời tiêu dùng đƣợc đảm bảo ở mức cao nhất.

Một yếu tố khác có thể sử dụng để phân biệt phạm vi áp dụng của pháp luật về CTKLM là thời điểm tác động. Pháp luật về bảo vệ ngƣời tiêu dùng, đặc biệt thể hiện tại các quy định về giải quyết tranh chấp và bồi thƣờng thiệt hại, có khuynh hƣớng quan tâm tới việc bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong và sau khi xảy ra giao dịch, trong đó xác định đƣợc cụ thể một hay một nhóm ngƣời tiêu dùng chịu tác động từ hành vi vi phạm. Trong khi đó, pháp luật về CTKLM bảo vệ hƣớng tới việc bảo vệ đối tƣợng ngƣời tiêu dùng nói chung, hay có thể gọi một cách khác là một số đông những ngƣời tiêu dùng tiềm năng, trƣớc khi họ tham gia giao dịch. Thông qua việc ngăn chặn những hành vi lừa dối, gây nhầm lẫn, lơi kéo bất chính… pháp luật về CTKLM góp phần loại bỏ khả năng phát sinh các vi phạm gây thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng. Mặt khác, trong trƣờng hợp xác định một hoặc một số ngƣời tiêu dùng cụ thể do chịu tác động của hành vi CTKLM đã tham gia giao dịch và chịu thiệt hại, vụ việc nên đƣợc điều chỉnh theo các quy định về bảo vệ ngƣời tiêu dùng, và

38

hành vi lừa dối hay gây nhầm lẫn của thƣơng nhân sẽ đƣợc coi là căn cứ để xác định sự vô hiệu của giao dịch.

- Quan hệ với pháp luật về hạn chế cạnh tranh:

Cuối cùng, pháp luật về CTKLM cũng có sự gắn bó với bộ phận thứ hai của pháp luật cạnh tranh nói chung, đó là pháp luật về hạn chế cạnh tranh. Có thể hình dung nếu nhƣ hành vi hạn chế cạnh tranh là những hành vi đẩy lùi cạnh tranh, làm cạnh tranh vận hành dƣới mức bình thƣờng, dẫn đến triệt tiêu cạnh tranh, thì CTKLM là những hành vi đẩy cạnh tranh lên quá mức, khiến nó vận hành quá nóng, vƣợt khỏi các giới hạn có thể chấp nhận đƣợc của thị trƣờng và xã hội.

Dù có sự phân chia thành hai lĩnh vực, song cả pháp luật chống CTKLM và pháp luật chống hạn chế cạnh tranh đều hƣớng tới mục đích bảo vệ cơ chế cạnh tranh, bảo vệ môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh và thơng qua đó bảo vệ lợi ích của tồn thể ngƣời tiêu dùng xã hội. Pháp luật chống CTKLM ra đời trƣớc, từ khi cơ chế thị trƣờng mới hình thành với các hoạt động cạnh tranh sơ khai đã có những hành vi vƣợt ra ngồi khn khổ, cần phải điều chỉnh. Pháp luật chống hạn chế cạnh tranh ra đời sau, khi thị trƣờng đã phát triển và tập trung hoá đến một mức độ nhất định để có thể phát sinh những trung tâm quyền lực thị trƣờng. Tuy nhiên, điều chỉnh hạn chế cạnh tranh lại đƣợc xem là nền tảng của pháp luật cạnh tranh, vì đó là bảo vệ tồn bộ cơ chế cạnh tranh. Nếu cạnh tranh bị thủ tiêu, toàn bộ các hoạt động cạnh tranh trên thị trƣờng, dù là lành mạnh hay khơng lành mạnh, sẽ khơng cịn nữa. Do đó, thái độ của Nhà nƣớc đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh thƣờng quyết liệt và nghiêm khắc hơn rất nhiều. Tuy nhiên, ở chiều ngƣợc lại chống CTKLM cũng chính là chống các động thái có thể đƣa đến tình trạng hạn chế cạnh tranh, và các hành vi hạn chế cạnh tranh có thể nhìn nhận một cách khái qt cũng mang bản chất không lành mạnh. Nhƣ đã trình bày ở phần trên, pháp

39

luật một số quốc gia quy định các hành vi hạn chế cạnh tranh dạng “nhẹ” vào khuôn khổ điều chỉnh của pháp luật về CTKLM.

Hai bộ phận pháp luật trên đây bổ sung cho nhau, tạo thành khuôn khổ pháp luật chung điều chỉnh cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng. Thiếu một trong hai bộ phận, cơ cấu thị trƣờng cũng nhƣ tƣơng quan lợi ích của các chủ thể hoạt động trên đó sẽ khơng thể đƣợc bảo vệ một cách đầy đủ và toàn diện.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)