Thực trạng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 64 - 69)

MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ

NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

3.1. Thực trạng hoạt động chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ đến sở hữu trí tuệ

3.1.1. Thực trạng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ sở hữu trí tuệ

Mặc dù Luật SHTT đã đƣợc đƣa vào áp dụng từ lâu nhƣng thực tế cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật về SHTT và xâm phạm quyền SHTT không hề giảm đi mà có chiều hƣớng ngày càng phức tạp hơn. Theo thống kê của Thanh tra Bộ Khoa học - Công nghệ, từ năm 2006 đến 2008, lực lƣợng thanh tra, kiểm tra của Bộ và các địa phƣơng đã phát hiện, xử lý trên 19.167 vụ xâm phạm quyền SHTT, tổng số tiền phạt trên 16 tỷ đồng, tịch thu và xử lý nhiều phƣơng tiện, tang vật vi phạm hành chính khác. Các vi phạm quyền SHTT xảy ra trong mọi lĩnh vực kinh tế: sao chép băng đĩa, in sách lậu, phần mềm, SHCN, nhãn hàng hóa, thực phẩm...ở khắp cả nƣớc.

Luật SHTT đã chỉ rõ có 3 nhóm hành vi CTKLM liên quan đến SHTT,

trong đó thì nhóm hành vi đầu tiên - hành vi sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn - là diễn ra phổ biến hơn cả. Có thể kể ra một số vụ tranh chấp điển hình liên quan đến hành vi này đã bị xử lý. Hành vi đầu tiên bị xử lý đó là hành vi của công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Hà Tây (HaTaphar) theo quyết định số 129/QĐ của Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ. Và đây là quyết định xử lý hành vi CTKLM đầu tiên đƣợc xử lý ở Việt Nam. Hành vi của công ty CP Dƣợc Phẩm Hà Tây là “sản xuất các sản phẩm thuốc gắn nhãn GASTRODIC, trong đó vỏ hộp thuốc và vỏ gói thuốc có cách trình bày các

65

chi tiết, màu sắc, kiểu dáng, bao bì, kiểu chữ, cỡ chữ tƣơng tự nhƣ cách trình bày trên bao bì sản phẩm thuốc mang nhãn hiệu GASTROPULGITE, do Cty S.C.R.A.S (Pháp) thuộc tập đoàn IPSEN sản xuất. Việc Cty Cổ phần dƣợc phẩm Hà Tây sử dụng các chỉ dẫn thƣơng mại nhƣ trên đã gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng và thể hiện là hành vi CTKLM (theo quy định tại Điều 130 Luật SHTT ), vi phạm điểm a, khoản 2, Điều 30 Nghị định 120/2005/NĐ- CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Ngoài ra, Thanh tra Bộ KH&CN cũng đã ra quyết định xử phạt Cty Xuyên Á do có hành vi phân phối sản phẩm thuốc trên cho Cty cổ phần dƣợc phẩm Hà Tây. Sau đó, tồn bộ số hàng vi phạm trên đã bị tiêu huỷ. Và theo ông Lê Văn Kiều, Chánh thanh tra Bộ Khoa học Cơng nghệ thì từ trƣớc đến nay các hành vi vi phạm về SHCN bị xử phạt rất nhiều, nhƣng khơng có trƣờng hợp nào bị xử lý về hành vi CTKLM. Mặc dù Nghị định số

54 ngày 03/10/2000 của Chính phủ có nội dung về bảo hộ quyền SHCN đối

với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thƣơng mại và bảo hộ quyền chống CTKLM liên quan tới SHTT, nhƣng chỉ đề cập về mặt quản lý, không quy định việc xử phạt nên các hành vi CTKLM đều thốt. Nhƣng đến khi có Nghị định 120/2005/NĐ - CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh thì đã có chế tài đầy đủ và Công ty cổ phần dƣợc phẩm Hà Tây là doanh nghiệp đầu tiên bị xử phạt theo hành vi này.

Ngồi ra, cịn rất nhiều các hành vi khác thƣờng xuyên diễn ra, nhƣ: các hành vi sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn về tên gọi xuất xứ hàng hố thƣờng tập trung vào những địa danh có đặc sản nổi tiếng riêng nhƣ "Gạo

tám thơm Hải Hậu" đƣợc in trên bao bì của nhiều loại gạo khơng có xuất xứ từ huyện Hải Hậu của tỉnh Nam Định; việc gắn nhãn mác Made in Japan,

66

phẩm đƣợc sản xuất tại Việt Nam, đánh vào tâm lý sính đồ ngoại và gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng; các hành gây nhầm lẫn thông qua sử dụng các nhãn hiệu, bao bì. Có thể nói đây là các hành vi vi phạm rất phổ biến và cũng khá đa dạng trên thị trƣờng và thƣờng tập trung vào các nhãn hiệu nổi tiếng - có lợi thế cạnh tranh lớn. Chẳng hạn, trƣờng hợp của nƣớc khống Lavie hiện đang có rất nhiều các nhãn hiệu tƣơng tự nhƣ: Lavile, Lavige, La vise; sản phẩm thuốc Decolgen (của Công ty dƣợc phẩm Philipines) có các nhãn hiệu tƣơng tự: Decoagen, Debacongen, Devicongen… với mẫu mã viên thuốc cũng đƣợc dập hình thoi nổi giống hệt;…

* Đối với nhóm hành vi thứ 2 - hành vi sử dụng nhãn hiệu nƣớc ngồi tại Việt Nam mà khơng đƣợc sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu đó trên thực tế tại Việt Nam hiện nay chƣa xảy ra tranh chấp nào. Nhƣng trên thực tế rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam đã bị thực hiện các hành vi này tại nƣớc ngồi. Điển hình nhất phải nói đến nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên của Việt Nam. Theo lời bà Võ Thị Hà Giang (phụ trách Quan hệ cộng đồng và Quảng cáo, Cơng ty Cà phê Trung Ngun) thì khi Cơng ty Cà phê Trung Ngun nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ thì phát hiện đã có một cơng ty Mỹ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Trung Nguyên và đang trong giai đoạn chờ cấp phép. Đó là một cơng ty phân phối hàng thực phẩm nông sản, biết Trung Nguyên là một nhãn hiệu thƣơng mại nổi tiếng của Việt Nam nên đã đăng ký tên Trung Nguyên để giành độc quyền phân phối hàng của Trung Nguyên tại Mỹ. Qua nhiều lần đàm phán trao đổi, công ty này đã đồng ý rút hồ sơ với điều kiện Trung Nguyên đồng ý cho họ là nhà phân phối độc quyền sản phẩm cà phê của Trung Nguyên tại Mỹ trong vòng hai năm. Hoặc trƣờng hợp của Vinataba đƣợc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam đăng ký quyền SHCN tại Việt Nam năm 1990. Đến năm 2001, khi muốn mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài, Tổng công ty đăng ký quyền SHCN ở nƣớc ngoài. Lúc này mới biết nhãn hiệu

67

Vinataba đã bị công ty Putra Satbat Industry của Indonesia đăng ký tại 13 nƣớc. Trong đó có Lào, Camphuchia, Trung Quốc. Và hậu quả xảy ra là nếu không dành lại đƣợc quyền sở hữu nhãn hiệu, Vinataba không thể xuất khẩu sang các nƣớc mà Putra Satbat đã đăng ký, và thuốc lá Vinataba giả có thể nhập lậu vào Việt Nam qua các nƣớc làng giềng nhƣ Lào, Trung Quốc và Camphuchia. Đến nay sau rất nhiều công sức đấu tranh giành lại nhãn hiệu, Vinataba mới thành cơng ở Campuchia. Cịn trƣờng hợp tƣơng tự của Vifon. Nhãn hiệu Vifon đƣợc đăng ký ở Việt Nam và khi công ty nộp đơn đăng ký tại Ba Lan thì bị từ chối vì đã có Cơng ty Kim Lân đăng ký nhãn hiệu khác với hình ảnh giống của Vifon. Kim Lân chính là bạn làm ăn của Vifon. Và còn rất nhiều trƣờng hợp khác nhƣ trƣờng hợp của Bia Sài gòn tại Mỹ và Canada, bánh phồng tôm Sagiang tại Pháp và châu Âu hay kẹo dừa Bến tre tại Trung Quốc...

Có thể nói quy định này của Luật SHTT mới chỉ có tính dự phịng các trƣờng hợp xảy ra mà thôi chứ chƣa đi vào thực tế. Nhƣng cũng xuất phát từ vị trí những doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt hại do việc thực hiện hành vi này tại nƣớc ngoài nên ta thấy, quy định này là cần thiết. Tuy nhiên để đảm bảo cho quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam thì Việt Nam nên kí kết các hiệp định nhằm điều chỉnh vấn đề này, vì thực tế hiện nay, rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam đã gây dựng đƣợc cho mình một nhãn hiệu mạnh nên khả năng bị xâm phạm là rất nhiều.

* Với nhóm hành vi thứ 3 là hành vi đăng kí, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tƣơng tự gây nhầm lẫn. Có thể nói, trong thời gian gần đây các tranh chấp liên quan đến tên miền của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Điển hình có thể kể đến một số tranh chấp nhƣ tranh chấp giữa tổng GĐ C.ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam, đơn vị độc quyền sản xuất bia Heineken tại Việt Nam với công ty cổ phần quốc tế Kiến Cƣờng, về

68

việc công ty này đã đặng ký tên miền Heineken.vn trùng khớp với nhãn hiệu của Heineken nhƣng lại không hề triển khai bất kỳ nội dung nào tại website

mà chỉ sử dụng màn hình trắng có hiển thị chữ Heineken.vn gây nhầm lẫn và

cản trở các công ty khác đến giao dịch với công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam. Một trƣờng hợp khác là cơng ty Sức mạnh Đồ họa đã đăng kí và nắm giữ nhiều tên miền cấp 2 gắn với tên tuổi của các ngân hàng nhƣ ngân hàng Vietcombank, ngân hàng Quân đội (Military Bank), ngân hàng Quốc tế (VIB) và ngân hàng Đông Nam Á (SeA Bank)…

Tuy nhiên, thực tế liên quan đến tên miền này xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân là sự thiếu quan tâm của các chủ sở hữu đối với các tên miền đó. Vì thực tế rằng trƣớc khi tiến hành cấp phát tự do vào ngày 14/8, tên miền cấp 2 “.vn” đã có 2 giai đoạn ƣu tiên cấp phát cho những tổ chức, đơn vị kinh doanh có thƣơng hiệu đƣợc đăng ký tại Việt Nam hoặc đã đăng ký tên miền cấp 3 và các ngân hàng trên đều đƣợc thông báo về việc đăng ký này. Tuy nhiên, VNNIC đã không nhận đƣợc phản hồi từ phía các chủ thể này trong thời gian ƣu tiên nên việc cấp phát phải đƣợc tiến hành theo đúng nguyên tắc ai yêu cầu trƣớc, cấp phát trƣớc.

Có thể nói, thực trạng diễn ra các hành vi CTKLM liên quan đến SHTT đang diễn ra đúng nhƣ nhận định cùa Bà Trƣơng Thuỳ Trang, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh tại hội thảo "CTKLM trong lĩnh vực SHTT" do sở Khoa học và Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh tổ chức:

“CTKLM trong SHTT hiện đang là vấn đề nóng và diễn ra thƣờng xuyên, ở

tất cả mọi lĩnh vực ngành nghề gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp và gây ra sự nhầm lẫn, lừa dối đối với ngƣời tiêu dùng. Nguyên nhân của những hành vi CTKLM là do nhận thức và hiểu biết của doanh nghiệp chƣa đầy đủ và đúng đắn. Bên cạnh đó, có những động cơ chủ tâm, nhằm mục đích gây ra thiệt hại, làm cản trở đến thƣơng mại bình thƣờng

69

của đối thủ cạnh tranh. Các điều kiện phát sinh diễn ra CTKLM gần nhƣ luôn luôn bên cạnh nhu cầu muốn thu lợi”.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)