CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng – chi nhánh hồ chí minh (Trang 26 - 28)

6. Kết cấu của đề tài

1.3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN

HÀNG THƢƠNG MẠI

1.3.1 Khả năng tài chính của người vay:

Việc mở rộng hoạt động tín dụng quá mức thường tạo điều kiện cho rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng lên. Mở rộng tín dụng quá mức đồng nghĩa với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng, khả năng giám sát của cán bộ tín dụng đối với việc sử dụng khoản vay giảm xuống đồng thời cũng làm cho việc tuân thủ chặt chẽ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng.

1.3.2Lĩnh vực, ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ:

Đối với các doanh nghiệp, kinh nghiệm và năng lực hoạt động kinh doanh còn đang ở trình độ thấp, hầu hết các doanh nghiệp này đều không nắm bắt được thông tin

kịp thời, thiếu thích nghi với cạnh tranh. Vì vậy, khi dự án vay vốn gặp khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng gặp vấn đề, rủi ro tín dụng là điều khơng thể tránh khỏi.

1.3.3 Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng:

Trình độ của CBTD hạn chế, CBTD là người trực tiếp nhận hồ sơ khách hàng, phân tích và thẩm định khách hàng cũng như dự án vay vốn. Vì vậy nếu trình độ CBTD khơng cao, thẩm định khơng tốt, có thể chấp nhận cho vay những khoản vay không khả thi hoặc bị khách hàng lừa gạt.

1.3.4 Cố ý lừa đảo của người vay:

Dựa vào kinh nghiệm đi vay nhiều năm, nhiều khách hàng đã tìm cách lừa đảo để được vay vốn. Họ lập phương án sản xuất kinh doanh giả, giấy tờ thế chấp cầm cố giả mạo, hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng bộ hồ sơ. Và khi đến hạn trả nợ, khách hàng khơng có khả năng để trả lãi và vốn từ đó tạo ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng

1.3.5 Quy trình cho vay:

Do cán bộ Ngân hàng chưa chấp hành đúng quy trình cho vay như: khơng đánh giá đầy đủ chính xác khách hàng trước khi cho vay, cho vay khống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỷ lệ an tồn. Đồng thời cán bộ Ngân hàng khơng kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Nếu như quy trình cho vay ngân hàng quy định khơng chặt chẽ cũng có thể làm cho các ngân hàng gặp rủi ro tín dụng tiềm ẩn trong tương lai

1.3.6Đánh giá giá trị tài sản đảm bảo:

Việc đánh giá giá trị tài sản thế chấp cũng là vấn đề đáng quan tâm. Bởi lẽ nếu ngân hàng đánh giá quá cao tài sản thế chấp thì khi khách hàng không trả được nợ, ngân hàng sẽ khơng có nguồn thu nợ thứ 2.

1.3.7Kiểm tra, giám sát nợ vay:

Nếu việc kiểm tra, giám sát nợ vay và việc định kì đánh giá lại tài sản thế chấp không được quan tâm đúng mức sẽ tiềm ẩn dẫn đến rủi ro tín dụng khi nhiều khách hàng khơng sử dụng vốn đúng mục đích như cam kết ban đầu hoặc làm ăn khơng hiệu quả và khơng có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng – chi nhánh hồ chí minh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)