1. Khái niệm, ý nghĩa
Theo Từ điển tiếng Việt, mít tinh được hiểu là “cuộc tụ tập quần chúng đơng đảo để biểu thị thái độ chính trị đối với những vấn đề quan trọng”.
Ví dụ: Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Thanh niên năm 2017 với chủ đề “Trao quyền cho Thanh niên vì sự nghiệp phát triển của đất nước”; Lễ mít tinh kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2021)…
Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. “Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tơn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc
sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tơn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo. Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền phản ảnh hiện tượng đó. Tơn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội. Tơn giáo thông qua lễ hội đê phơ trương thanh thế, lễ hội nhờ có tơn giáo đề thần linh hóa những thứ trần tục. Nhưng trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tơn giáo dần giảm bớt và chỉ cịn mang nặng tính văn hóa.
Tổ chức hoạt động mít tinh, lễ hội nhân các ngày lễ lớn một mặt nhằm thu hút tập hợp đồn kết đơng đảo thanh niên vào tổ chức Đoàn, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của thanh niên. Đồng thời, giúp thanh niên ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, của đơn vị, địa phương mình, tạo động lực thúc đẩy tính tích cực chính trị xã hội của đồn viên, thanh niên.
2. Quy trình tổ chức
2.1. Công tác chuẩn bị
Lập danh mục các ngày lễ lớn trong 1 năm theo thứ tự từ tháng 1 đến tháng 12. Tìm hiểu nắm vứng ý nghĩa lịch sử các ngày lễ đó. Xác định những ngày lễ có chủ trương kỷ niệm lớn trong năm để từ đó lập kế hoạch phát động thi đua và phong trào hành động cách mạng hướng về những ngày kỷ niệm lớn.
Tìm hiểu, nghiên cứu chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Đoàn, nhiệm vụ chính trị của đơn vị từ đó xác định các loại hình hoạt động trên cơ sở chức năng của Đoàn, hướng về các ngày lễ lớn và nhiệm vụ chính trị trong dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn.
Điều tra, khảo sát nắm vững tình hình thanh niên về trình độ, điều kiện hồn cảnh, nhu cầu nguyện vọng, xu hướng phát triển và những khó khăn yếu kém của thanh niên từ đó xác định loại hình hoạt động cho phù hợp, đảm bảo đạt hiệu quả cao.
Thống nhất chủ trương trong Ban chấp hành Đoàn, tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng và sự hỗ trợ, tạo điều kiện mọi mặt của Chính quyền và các đồn thể, các ngành, các cấp trong địa bàn hoạt động.
Xác định quy mô tổ chức hoạt động trên cơ sở nhu cầu nguyện vọng, khả năng của cán bộ, đoàn viên thanh niên và điều kiện cơ bản, vật chất phương tiện hiện có. Cố gắng tạo nguồn kinh phí bằng nhiều hình thức khác nhau, giúp chủ trương biến thành hiện thực.
Thành lập Ban tổ chức, phân công nhiệm vụ tiến hành thực hiện chủ trương có hiệu quả.
2.2. Lập kế hoạch hoạt động
2.2.1. Xác định mục đích yêu cầu của các hoạt động tổng hợp
Trên cơ sở đặc điểm của các đối tượng thanh niên, tính chất ý nghĩa của ngày lễ mà xác định mục tiêu yêu cầu cho phù hợp nhằm định hướng cho toàn bộ các hoạt động sau này. Khi xác định mục tiêu yêu cầu phải chú ý đến hiệu quả giáo dục, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, hiệu quả tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan đơn vị và nâng cao uy tín của tổ chức Đồn.
2.2.2. Xây dựng nội dung hoạt động
Trên cơ sở mục đích yêu cầu vạch ra các hoạt động tổng hợp. Các hoạt động được tổ chức dựa trên những nhu cầu và các đối tượng thanh niên khác nhau. Dựa trên khả năng, năng khiếu, trình độ cán bộ, đoàn viên, thanh niên để chọn các hoạt động cho phù hợp:
- Thi tìm hiểu dưới nhiều hình thức khác nhau về các ngày lễ lớn như : trả lời câu hỏi, thi tìm hiểu truyền thống, sưu tầm. Kịch bản truyền thống dưới dạng dạ hội thanh niên, hái hoa dân chủ, diễn đàn thanh niên, câu lạc bộ thanh niên, báo tường.
- Tổ chức cắm trại, tham quan dã ngoại tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở các địa bàn dân cư nhằm giúp thanh niên ôn lại các truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp cận với thanh niên, mở rộng tầm nhìn, sự hiểu biết của bản thân.
- Tổ chức sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao như thi văn nghệ, múa hát tập thể, dạ hội hóa trang, vũ hội, các loại hình Câu lạc bộ theo sở thích, thi đấu bóng chuyền, bóng đá, cầu lơng...
- Tổ chức trị chơi thanh niên: Trị chơi trong nhà, ngồi trời, bao gồm trò chơi lớn, trò chơi nhỏ phù hợp với các đối tượng thanh niên, các khung cảnh diễn ra các loại hình hoạt động.
- Tổ chức các diễn đàn thanh niên, sinh hoạt chủ đề, nghe nói chuyện truyền thống.
- Tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện như thăm hỏi các gia đình có cơng cách mạng, các gia đình liệt sỹ, các gia đình neo đơn. Tổ chức các việc làm đền ơn đáp nghĩa.
- Tổ chức hoạt động truyền thống, phút sinh hoạt, hoạt cảnh truyền thống.
2.2.3. Tổ chức thực hiện
Đây là bước quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của tồn bộ cơng việc. Sau khi đã chuẩn bị tập dượt chu đáo các nội dung hoạt động cần thiết kế chương trình chặt chẽ, khoa học, cụ thể và hết sức linh hoạt. Trong quá trình thực hiện cần tơn trọng tính chủ động sáng tạo của mọi thành viên, tuân thủ theo kế hoạch đã đề ra từ đầu nhưng trong trường hợp và hoàn cảnh cụ thể cần có sự điều chỉnh xử lý những vấn đề phát sinh, kiểm tra giám sát chặt chẽ, từ khâu thực hiện đến khâu tổng kết đánh giá kết quả.
2.2.4. Tổng kết đánh giá
Thông qua tổng kết đánh giá nhằm biểu dương những thành tích đạt được của các cá nhân tập thể kích thích tính tích cực tự giác của mọi đoàn viên thanh niên tạo sức mạnh tổng hợp xây dựng củng cố tổ chức, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của tổ chức Đoàn trong xã hội. Tổng kết, đánh giá kết quả nhằm tạo sự kết hợp giữa tổ chức Đoàn với các tổ chức đoàn thể, ban, ngành liên quan nhằm giúp họ ngày càng hiểu và gắn bó hơn với tổ chức Đoàn.