Đặc trưng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức hành chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính ở thủ đô Viêng Chăn (Trang 26 - 27)

1.1.3 .Vai trò của cán bộ, công chức hành chính

1.2. Khái niệm, đặc trưng, vai trò, chủ thể, nội dung, hình thức và phương

1.2.2. Đặc trưng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức hành chính

Một là, đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng về cán bộ, cơng chức hành chính

gắn với quản lý nhà nước có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật. Đây là đặc trưng được pháp luật quy định cụ thể, đó là chủ thể được thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính. Theo quy định tại Điều 19, Quyết định 132/2004/QĐ-TTg về việc ban

hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức do Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam ban hành thì cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước đối với cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính là chính quyền cấp tỉnh

(có tỉnh và thành phố). Trên cơ sở quy định này, chính quyền tỉnh sẽ có sự phân cấp cho Ủy ban Tổ chức trực thuộc tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức hành chính trên địa bàn cấp

tỉnh quản lý.

Hai là, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức hành chính phải trên

cơ sở quy định của các văn bản pháp luật về cán bộ, công chức và nền công vụ nhà nước. Do vậy, bất kỳ nhiệm vụ quản lý nào cũng phải dựa trên các quy định của pháp luật chuyên ngành, nếu vượt qua phạm vi thẩm quyền sẽ vi phạm nguyên tắc

pháp chế xã hội chủ nghĩa và sẽ hạn chế sự phát triển đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính.

Ba là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính mang tính vĩ mô

nhưng được thực hiện trên cơ sở nhu cầu thực tiễn của từng cơ quan, tổ chức có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức chủ yếu cho cơ quan mình. Tùy cơng tác

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức hành chính mang tính vĩ mơ (phải có kế

hoạch tổng thể, mang tính định hướng lâu dài) nhưng phải được thực hiện trên cơ sở nhu cầu thực tiễn từng cơ quan, tổ chức có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, ví dụ: nhu cầu của các sở, ban, ngành, các đơn vị hành chính cấp huyện trên

địa bàn Thành phố Viêng Chăn. Từ nhu cầu thực tiễn này, sẽ hoạch định chính sách

mang tính vĩ mơ nhưng cũng đảm bảo tính cụ thể hóa, tính định lượng cho cơng tác cán bộ hành chính trên địa bàn.

Bốn là, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính là nội

dung quản lý đặc biệt, tuân thủ các hình thức quản lý chung, quản lý bằng pháp luật, bằng chính sách và theo mục tiêu đã định nhằm nâng cao trình độ chun mơn, kiến thức, kỹ năng chun mơn cũng như kỹ năng giao tiếp hành chính, đạo đức cơng vụ cho cán bộ, cơng chức hành chính nhà nước.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính ở thủ đô Viêng Chăn (Trang 26 - 27)