Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính của nước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính ở thủ đô Viêng Chăn (Trang 37 - 40)

1.1.3 .Vai trò của cán bộ, công chức hành chính

1.4. Kinh nghiệm của một số nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

1.4.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính của nước

nước ngồi

1.4.1.1. Đào tạo, bồi dưỡng cơng chức ở Singapore

Quốc đảo nhỏ bé và có tốc độ phát triển rất năng động này đặc biệt coi trọng việc xây dựng tổ chức, cơ chế, phương thức làm việc, đào tạo, tuyển dụng công

chức hành chính nhà nước.

Chính phủ Singapore đặc biệt chú trọng đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cơng chức, coi đó là giải pháp cơ bản nhất để xây dựng nền cơng vụ có hiệu quả.

Theo quy định mỗi cán bộ công chức bắt buộc phải được bồi dưỡng 100 giờ/ năm; Mỗi công chức phải tự đề ra chương trình học tập cho mình, trong đó có việc sử dụng 100 giờ học theo quy định, tối thiểu phải đảm bảo 60% thời lượng phục vụ công việc trong cương vị hiện tại, 40% cho cơng việc tương lai. Để khuyến khích việc tự đào tạo, Chính phủ quy định hỗ trự 50% chi phí cho người tự học để phục

vụ cho cơng việc đang đảm trách.

Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức được áp dụng là: đào tạo ban đầu (cơ bản), đào tạo nâng cao, đào tạo mở rộng và đào tạo bổ sung.

Quá trình đào tạo và bồi dưỡng của Singapore thông qua năm công đoạn chính:

- Giới thiệu: Cơng đoạn này nhằm tổ chức cho nhân viên mới về nhận việc,

trong vòng 1-3 tháng. Phần này còn dành cho cả những người mới chuyển công tác từ nơi khác đến.

- Cơ bản: Đào tạo để cơng chức thích ứng với cơng tác của mình. Tổ chức cho người mới tuyển dụng trong năm đầu tiên công tác .

- Nâng cao: Đào tạo bổ sung, giúp công chức đạt hiệu quả cao nhất trong công việc. Tổ chức trong khoảng 1-3 năm đầu.

- Mở rộng: Tạo điều kiện cho công chức vượt ra khỏi cơng việc của mình, có thể làm những công việc liên quan khi cần thiết.

- Tiếp tục: Đào tạo này không chỉ liên quan đến công việc hiện tại của công

Các công đoạn đào tạo trên có liên quan chặt chẽ tới cuộc đời chức nghiệp của công chức và tới việc chỉ định công chức vào công việc. Việc đào tạo được tổ chức theo các hình thức chính quy hoặc tại chức. Tuỳ theo yêu cầu của từng loại đối

tượng, có thể có những phần hợp nhất giữa một vài công đoạn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cá nhân người công chức

Vấn đề đào tạo được Chính phủ Singapo đặc biệt quan tâm nhằm phát huy

cao độ tiềm lực của con người cho phát triển. Điều đó được thể hiện trước hết ở

việc đầu tư rất lớn cho đào tạo (cơ sở đào tạo, đội ngũ giáo viên), hệ thống pháp chế tạo điều kiện cho sự phát triển của các cơ sở đào tạo, các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các tầng lớp tham gia vào đào tạo11.  

Theo quy định mỗi cán bộ công chức bắt buộc phải được bồi dưỡng 100

giờ/năm; Mỗi công chức phải tự đề ra chương trình học tập cho mình, trong đó có việc sử dụng 100 giờ học theo quy định, tối thiểu phải đảm bảo 60% thời lượng

phục vụ công việc trong cương vị hiện tại, 40% cho cơng việc tương lai. Để khuyến khích việc tự đào tạo, Chính phủ quy định hỗ trợ 50% chi phí cho người tự học để phục vụ cho cơng việc đang đảm trách.

Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức được áp dụng là : đào tạo ban đầu (cơ bản), đào tạo nâng cao, đào tạo mở rộng và đào tạo bổ sung.

Các cơ sở đào tạo của Singapo bao gồm Học viện Công vụ và Viện Quản lý

Singapo.

- Học viện Công vụ (CSC) thành lập năm 1996, bằng việc sáp nhập hai cơ sở: Viện Công vụ (CSI), từng là cơ sở đào tạo chính cho cơng chức và Học viện Công vụ (CSC) tập trung đào tạo về phát triển chính sách.

Học viện Cơng vụ hiện nay bao gồm Viện Phát triển chính sách, Viện Hành chính cơng và Quản lý. Ngồi ra cịn thành lập thêm Tổ chức tư vấn công vụ làm công tác tư vấn về chính sách và thực thi cơng tác đào tạo, tư vấn về các chương

trình giảng dạy. Đây là đầu mối liên hệ giữa Singapo và các nước về trao đổi kinh

nghiệm và phương thức cải cách khu vực công.

                                                                                                                         

11  Nguyễn Văn Trung (2009), "Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ở một số nước", Tạp chí Tổ chức nhà

nước, (3). tr.76.  

Một số hoạt động của Học viện Công vụ : + Chương trình đào tạo các nhà quản lý cao cấp

+ Chương trình đào tạo chun mơn quản lý bậc trung

- Viện quản lý Singapo là nơi tổ chức nhiều chương trình ngắn hạn để sinh

viên tự lựa chọn yêu cầu của cá nhân. Các hoạt động này tự cập nhật những kiến

thức và lý luận mới về quản lý, cho tới các khoá ngắn hạn, tại chức mở tại các công ty theo yêu cầu đặt hàng

1.4.1.2. Đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến cơng tác giáo dục, đào tạo

nói chung, đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, nói riêng và coi đây là một trong những

yếu tố có ý nghĩa quyết định nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cơng chức, là điều kiện tiên quyết để phát huy vai trò của họ trong sự nghiệp xây dựng nền hành chính nhà nước 12

Hàng năm, Nhà nước dành trên 20% ngân sách đầu tư cho giáo dục, đào tạo. Hàn Quốc đặt ra mục tiêu, trước hết giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân, đồng thời đẩy mạnh đào tạo cơ bản, toàn diện,

nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, phong cách làm việc đối với mỗi cán bộ, công chức. Coi công chức là chủ thể của quá trình đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, bên cạnh chú trọng

nâng cao chất lượng các khóa đào tạo dài hạn 9 tháng, Hàn Quốc đẩy mạnh mở các khóa bồi dưỡng ngắn hạn, nhằm giúp học viên cập nhật kịp thời những kiến thức và thông tin mới, nâng cao năng lực làm việc và khả năng cạnh tranh quốc tế.

Nhà nước quy định tất cả các công chức chuyên nghiệp của nền công vụ đều phải thông qua đào tạo cơ bản về ngạch, bậc và chương trình đào tạo đặc biệt trước khi bổ nhiệm hoặc thăng chức. Tính ra cứ 5 năm, mỗi cơng chức ít nhất phải qua 3 lần học tập tại hệ thống các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức mới được xem xét nâng ngạch, nâng bậc.

                                                                                                                         

12  Nguyễn Phú Trọng - Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán

Luật Giáo dục quy định bắt buộc mọi cơng chức có nghĩa vụ học tập, học

suốt đời. Mỗi công chức đều được động viên khuyến khích tham gia một hình thức

đào tạo nhân cách để phát triển toàn diện, nâng cao ý thức trách nhiệm về nhiệm vụ

với tư cách là một thành viên của cơng vụ. Hình thức đào tạo nhân cách đặc biệt

quan trọng đối với cán bộ lãnh đạo, để nâng cao khả năng quản lý và lãnh đạo.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính ở thủ đô Viêng Chăn (Trang 37 - 40)