3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHTM CP PHƯƠNG ĐÔNG 13
3.1.5. Kết quả hoạt động của OCB giai đoạn 2010 2012 20
Theo như cơng bố của NHNN, tăng trưởng tín dụng cả năm 2012 ước tăng 7%, thấp hơn rất nhiếu so với con số 14,41% của năm 2011. Trong khi đó, với mức tăng trưởng của năm 2011, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã cho rằng đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong lịch sử ngành ngân hàng. Như vậy, thì con số tăng trưởng của năm 2012 lại tiếp tục lập một đáy mới.
Có thể thấy rằng ngành ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2012 không mấy sáng sủa khi sức cầu của nền kinh tế vẫn chưa cải thiện. Trong bối cảnh đó, OCB cũng khơng tránh khỏi khó khăn khi LNTT liên tục giảm, tăng trưởng tín dụng thấp và nợ xấu, tuy ln được kiểm sốt dưới 3%, nhưng kết quả vẫn không được như kỳ vọng.
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 21
Bảng 3.2: Tình hình hoạt động NHTM CP Phương Đơng năm 2010 - 2012
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
2011/2010 Năm 2012 Chênh lệch 2012/2011 Tổng tài sản 19.690 25.424 29,1% 27.424 7,9% LNTT 402 401 -0,3% 304 -24,2% Vốn điều lệ 2.635 3.000 13,9% 3.234 7,8% Huy động 15.236 20.306 33,3% 22.400 10,3% Dư nợ 11.585 13.846 19,5% 17.389 15,2% Nợ xấu 2,05% 2,80% 36,6% 2,80%
Nguồn: Bản cáo bạch năm 2010,Báo cáo tình hình hoạt động OCB năm 2011, 2012
Năm 2010:
Năm 2010, tuy nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục sau khủng hoảng, nhưng mơi trường tài chính vẫn gặp phải những khó khăn tất yếu. Dù vậy, OCB đã hoạt động khá hiệu quả và đạt được những thành công nhất định. Tổng tài sản của OCB tính đến 31/12/2010 đạt 19.690 tỷ đồng, tăng 55,21%, nguồn vốn huy động đạt 15.236 tỷ đồng, tăng 51,66%, dư nợ tín dụng đạt 11.585 tỷ đồng, tăng 13,39% và lợi nhuận trước thuế đạt 402 tỷ đồng, tăng 47,79% so với năm 2009. Đồng thời, con số nợ xấu năm này cũng giảm từ 2,64% năm 2009 còn 2,05% năm 2010.
Hiệu quả kinh doanh năm 2010 một phần nhờ vào chủ trương chú trọng vào đầu tư và phát triển công nghệ. Trong năm, OCB đã triển khai thành công hệ thống ngân hàng lõi – chương trình T24 và đã từng bước nâng cao kiệu quả hoạt động của chương trình. Bên cạnh đó, OCB cũng đã hồn tất việc xây dụng chiến lược nhân sự cho thời kỳ phát triển mới nhằm đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc của mơ hình ngân hàng hiện đại.
Năm 2011:
Năm 2011, thị trường tài chính lại đối mặt với nhiều thách thức khi tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 11% - 12%, thấp nhất trong lịch sử tín dụng ngân hàng. Tổng tài sản tính đến 31/12/2011 của OCB đạt 25.424 tỷ đồng tăng 29,1% so với thực hiện trong năm 2010, đạt 58,45% kế hoạch. Bên cạnh đó, Vốn huy động trong năm cũng đạt 20.306 tỷ đồng, tăng 33,3% so với thực hiện trong năm 2010, đạt 65% kế hoạch do giai đoạn này ngân hàng là kênh đầu tư tương đối an toàn khi thị trường Bất động sản và Chứng khốn khơng có dấu
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 22
hiệu khởi sắc. Tổng dư nợ trong năm là 13.846 tỷ đồng, tăng 19,5% so với con số trong năm 2010, đạt 97,62% kế hoạch.
Lợi nhuận trước thuế đạt 401 tỷ đồng, cũng gần tương đương với con số 402 tỷ đồng trong năm 2010, đạt 80% so với kế hoạch 500 tỷ đồng được đề ra trước đó.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh năm 2011 thấp so với năm 2010 do những nguyên nhân sau:
Nợ quá hạn tăng, nên chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng tăng. Nợ quá hạn, nợ xấu dẫn đến lãi treo tăng.
Chi phí (chi phí huy động vốn và chi phí hoạt động khác) tăng.
Năm 2012:
Năm 2012 đánh dấu một bước tiến vững vàng của OCB trong công tác xây dựng và triển khai chiến lược, tăng cường giá trị thương hiệu, quan hệ hợp tác với đối tác chiến lược. Do đó, một số chỉ tiêu kinh doanh tính đến ngày 31/12/2012, như Tổng tài sản đạt 27.424 tỷ đồng, tăng 7,9%; Tổng huy động đạt 22.400 tỷ đồng, tăng 10,3%; Tổng dư nợ tín dụng đạt 17.389 tỷ đồng, tăng 15% so, cùng với tỷ lệ nợ xấu khơng lạc quan hơn khi vẫn duy trì ở mức 2,8% với năm 2011.
Tuy nhiên, khó khăn của nền kinh tế vĩ mơ cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung, và của OCB nói riêng khi Lợi nhuận trước thuế năm 2012 chỉ đạt 304 tỷ đồng, hoàn thành 57,4% kế hoạch, giảm 24,2% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do OCB đã chủ động tăng cường trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, để đảm bảo khả năng tài chính khi phải đối mặt với nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao từ hệ lụy của suy thoái kinh tế.
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 23