3.2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NHTM CP
3.2.3. Sự khác biệt của mơ hình xếp hạng tín dụng tại OCB so với một vài ngân
với một vài ngân hàng khác
Để có thể áp dụng phân loại nợ theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN, các NHTM dựa theo hướng dẫn của của NHNN và đặc điểm của từng ngân hàng mà xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng cho ngân hàng mình. Nhằm mục đích nhận xét, cũng như đánh giá ưu, nhược điểm của mơ hình xếp hạng tại OCB, đề tài xin dùng hệ thống xếp hạng tín dụng tại hai ngân hàng là NHTM CP Nam Á và NHTM CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) để so sánh với hệ thống xếp hạng tín dụng đang được sử dụng tại OCB.
A. Đối với mơ hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Về phân loại ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh
Sau khi phân loại hình thức sở hữu doanh nghiệp theo ba nhóm sau: DNNN, DN vốn ĐTNN và DN khác, NVTD sẽ tiến hành phân ngành và quy mô của khách hàng doanh nghiệp. Trong khi NH Nam Á và VCB đều phân loại ngành/ nghề của khách hàng dựa theo đặc điểm kinh doanh để xếp vào bốn nhóm ngành chính là nơng – lâm – thuỷ sản; thương mại – dịch vụ; sản xuất công nghiệp và xây dựng (Bảng PL 1.2, Bảng PL
1.3 của Phụ lục 1), thì OCB lại khơng phân nhóm ngành, mà đưa ra những ngành nghề cụ
thể trong nền kinh tế (Bảng PL 1.1 trong Phụ lục 1).
Có thể thấy cách thức phân ngành của OCB khá hạn chế và thiếu tính tập trung. Do hiện nay cách thức kinh doanh cũng như ngành nghề rất đa dạng và phong phú, nếu chỉ giới hạn bằng một số ngành nghề như OCB đã làm thì sẽ gây trở ngại rất nhiều cho NVTD trong việc phân ngành đối với khách hàng doanh nghiệp.
Về xếp loại quy mô doanh nghiệp
Ở cả ba hệ thống xếp hạng, các doanh nghiệp đều được xác định quy mơ theo ba nhóm là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp trung bình và doanh nghiệp nhỏ với bốn tiêu chí sau: nguồn Vốn chủ sở hữu, Số lao động, Doanh thu thuần và Tổng tài sản. Tuy nhiên, thay cho chỉ tiêu Tổng tài sản thì NH Nam Á lại đặt ra chỉ tiêu Nộp ngân sách hàng năm với đơn vị tỷ đồng để chấm điểm quy mô doanh nghiệp. Chỉ tiêu này sẽ không mấy hợp lý đối với các doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi về thuế.
Riêng với OCB thì tuy có đưa ra các tiêu chí xếp loại quy mơ doanh nghiệp, nhưng mỗi tiêu chí này chỉ được đề cập đến việc cho điểm từ 1 đến 8, hoàn toàn phụ thuộc vào
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 30
chủ quan của NVTD mà khơng có một hạn mức cụ thể nào như hướng dẫn ở hai ngân hàng còn lại. Xin xem thêm ở Bảng PL 4.1 của Phụ lục 4 và Bảng PL 5.1 của Phụ lục 5.
Về các chỉ tiêu tài chính
Các chỉ tiêu tài chính tương đối giống nhau tại ba ngân hàng. Trong đó, VCB vẫn sử dụng LNTT để tính các chỉ tiêu doanh lợi, cịn OCB lại sử dụng LNST để tính tốn các chỉ tiêu này. Bên cạnh đó, OCB cũng thay chỉ tiêu LNST / Doanh thu thành LN gộp / Doanh thu. Tuy nhiên, việc OCB sử dụng LNST để tính tốn cho nhóm chỉ số này có thể sẽ cho ra kết quả kém chinh xác khi đánh giá khách hàng trong trường hợp khách hàng được hưởng những ưu đãi về thuế. Mặt khác, NH Nam Á lại khơng tính tốn đến nhóm các chỉ tiêu này.
Ngồi ra, so với việc OCB chỉ áp dụng một trị số chung để chấm điểm cho các chỉ tiêu tài chính bất kể ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp, thì việc NH Nam Á và VCB chấm điểm các chỉ tiêu này theo từng nhóm ngành với quy mơ cụ thể sẽ mang lại tính chính xác cao hơn do mỗi ngành/ nghề đều có những yếu tố đặc trưng riêng của mình. Xin xem thêm ở Bảng PL 2.2 của Phụ lục 2, Bảng PL 4.3 – Bảng PL 4.6 của Phụ
lục 4 và Bảng PL 5.8 – Bảng PL 5.11 của Phụ lục 5.
Về các chỉ tiêu phi tài chính
OCB đã tiến hành phân chia các chỉ tiêu này thành năm nhóm với 30 chỉ tiêu. Mỗi nhóm chỉ tiêu đều có trọng số nhất định, phụ thuộc vào thời gian quan hệ tín dụng của khách hàng với OCB và hình thức sở hữu doanh nghiệp.
Tương tự như cách làm ở OCB, VCB cũng phân các chỉ tiêu phi tài chính thành năm nhóm gồm nhiều chỉ tiêu. Nhưng tỷ trọng của từng nhóm chỉ tiêu chỉ phụ thuộc vào loại hình sở hữu doanh nghiệp mà thơi. Ngồi ra, chỉ có OCB và Nam Á đề cập đến TSĐB trong việc đánh giá về mặt định tính của khách hàng, cịn VCB chú tâm hơn về vị thế của khách hàng trên thị trường.
Mặt khác, NH Nam Á đối với các chỉ tiêu định tính thì lại khá sơ sài, chỉ đưa ra một vài chỉ tiêu định tính, và các chỉ tiêu này hầu như khơng giống với hai hệ thống cịn lại. Bên cạnh đó, mỗi chỉ tiêu này lại có một trọng số riêng. Xin xem thêm ở Bảng PL 2.9 –
Bảng PL 2.7 của Phụ lục 2, Bảng PL 4.2 của Phụ lục 4 và Bảng PL 5.2 – Bảng PL 5.6
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 31
Có thể thấy rằng, OCB đặc biệt chú trọng tới các chỉ tiêu phi tài chính này khi xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu khá đầy đủ và chặt chẽ. Do đánh giá cao hơn về nhóm chỉ tiêu định tính nên có thể OCB đã quá sơ sài trong việc xếp hạng khách hàng theo nhóm các chỉ tiêu tài chính.
Về cách tính điểm và xếp loại khách hàng
NH Nam Á khơng chủ trọng nhiều vào các chỉ tiêu định tính nên tỷ trọng của nhóm chỉ tiêu này chỉ chiếm 30%, cịn nhóm các chỉ tiêu định lượng hay nhóm các chỉ tiêu tài chính thì chiếm tới 70% trong tổng điểm.
Ngược lại với NH Nam Á, OCB lại đánh giá tỷ trọng nhóm các chỉ tiêu tài chính là 30%, và nhóm các chỉ tiêu phi tài chính tới 65% trong tổng điểm. Bên cạnh đó, OCB cũng tiến bộ hơn khi cộng thêm 5% vào nhóm cac chỉ tiêu tài chính, nếu như Báo cáo tài chính của khách hàng được kiểm toán với ý kiến chấp nhận tồn phần. Vì như vậy thì tính chính xác của các chỉ tiêu này sẽ cao hơn. Xin xem thêm ở Bảng 3.4 của chương này.
Trong khi đó, VCB lại phân tỷ trọng hai nhóm tài chính và phi tài chính theo loại hình sở hữu doanh nghiệp. Ngồi ra, VCB cũng phân tỷ trọng hai nhóm này khơng chênh lệch nhau nhiều như ở hai ngân hàng trên, và không quên cộng thêm 6 điểm vào tổng điểm khi Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được kiểm tốn. Xin xem thêm ở Bảng
PL 5.12 của Phụ lục 5.
Cách chấm điểm và phân chia tỷ trọng hai nhóm chỉ tiêu lại một lần nữa cho thấy tính ưu tiên của hệ thống xếp hạng tín dụng tại OCB đối với nhóm chỉ tiêu phi tài chính. Điều này chứng tỏ OCB khơng mấy tin tưởng về tính chính xác đối với nguồn thơng tin từ các báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp, mà đánh giá cao hơn kinh nghiệm, cũng như trình độ đánh giá và phân tích của NVTD ngân hàng mình.
Về xếp loại rủi ro khách hàng
Do mỗi hệ thống đều có một thang điểm riêng cho các chỉ tiêu, nên giá trị điểm tổng khi xếp loại cũng sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, phân nhóm rủi ro khách hàng là như nhau tại các ngân hàng.
B. Đối với mơ hình xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân
Về nhóm các chỉ tiêu đánh giá
Có thể thấy chấm điểm khách hàng cá nhân đa phần chỉ là các chỉ tiêu định tính. Tuy nhiên các ngân hàng lại có cách chia nhóm khác nhau. Chẳng hạn như OCB với bốn
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 32
nhóm chỉ tiêu là Thơng tin về nhân thân, Khả năng trả nợ, Quan hệ với ngân hàng và Phương án sản xuất kinh doanh dành cho cá nhân vay kinh doanh. VCB đơn giản hơn với hai nhóm là Thơng tin về nhân thân và Quan hệ với ngân hàng mà thơi. Và NH Nam Á với hai nhóm là Chỉ tiêu định tính và Chỉ tiêu định lượng.
Dù là cách chia nhóm có khác biệt nhưng nhìn chung thì các chỉ tiêu khá giống nhau giữa các hệ thống. Duy chỉ có OCB, do cho vay cá nhân được phân ra hai mục đích rõ ràng là tiêu dùng và kinh doanh, nên hệ thống xếp hạng tín dụng của OCB có thêm nhóm các chỉ tiêu đánh giá phương án kinh doanh mà hai hệ thống cịn lại khơng có. Xin xem thêm ở Bảng PL 6.1 của Phụ lục 6. Có thể thấy rằng, hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng khách hàng cá nhân của OCB được phân nhóm khá chặt chẽ và rõ ràng.
Về tỷ trọng các nhóm chỉ tiêu
Tỷ trọng của các nhóm chỉ tiêu tại OCB được phân chia dựa vào Thời gian quan hệ tín dụng với OCB và cả mục đích sử dụng vốn vay (Bảng PL 6.2 của Phụ lục 6). Trong khi ở hai hệ thống xếp hạng còn lại là NH Nam Á và VCB thì khơng áp dụng tỷ trọng cho các nhóm chỉ tiêu, mà chỉ đơn thuần là tính tổng điểm của các chỉ tiêu. Điều này cho thấy OCB tiến bộ hơn trong việc xếp hạng khách hàng cá nhân thông qua việc phân chia khách hàng theo mục đích vay vốn để có thể đánh giá khách hàng một cách toàn diện và xác đáng nhất, vì nhóm khách hàng này khơng có chỉ tiêu nào được lượng hoá để hỗ trợ cho các chỉ tiêu định tính khi ra quyết định cho vay ngồi thu nhập của họ.
Về xếp loại rủi ro khách hàng
Trong khi hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của VCB và NH Nam Á đều dừng lại ở việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính, thì hệ thống xếp hạng tín dụng tại NHTM CP Phương Đông lại cho thấy sự chặt chẽ hơn khi kết quả xếp hạng khách hàng là một ma trận kết hợp giữa kết quả xếp hạng tín dụng và kết quả đánh giá TSĐB của khách hàng (Bảng 3.9 của chương này). Có thể thấy yêu cầu cho vay của OCB nhiều hơn nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN THUẬN 33