Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy và chữa cháy

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy Qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 30 - 32)

PHÕNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

1.2.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy và chữa cháy cháy và chữa cháy

Bản chất của hoạt động xử lý vi phạm hành chính là áp dụng một số loại biện pháp cưỡng chế hành chính do pháp luật quy định. Cưỡng chế hành chính được xác định là biện pháp cưỡng chế nhà nước do cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi

phạm hành chính hoặc đối với một số cá nhân, tổ chức nhất định với mục đích

ngăn chặn hay phịng ngừa, vì lý do an ninh quốc phịng hoặc vì lợi ích quốc

gia.

Khái niệm “xử lý vi phạm hành chính” là khái niệm mới xuất hiện và

được chính thức quy định lần đầu tiên trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995. Trước đây, trong một số văn bản pháp luật có sử dụng cụm

từ “xử lý hành chính” hàm nghĩa chỉ các biện pháp phi hình sự như xử lý kỷ

luật hoặc xử phạt hành chính. Tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm

1989 có sử dụng khái niệm “xử phạt vi phạm hành chính” chỉ các biện pháp

xử phạt thông dụng như cảnh cáo; phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;… Việc xuất hiện khái niệm “xử lý vi phạm hành chính” trong Pháp

lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 là nhằm đưa ra một khái niệm

chung bao hàm cả các chế tài xử phạt hành chính theo Pháp lệnh Xử phạt vi

phạm hành chính năm 1989 và các biện pháp xử lý hành chính khác mới được

đưa vào Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 trên cơ sở các quy định trước đây như Nghị quyết số 49/NQ-TVQH ngày 20/6/1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tập trung giáo dục cải tạo, Thông tư số 68/TTg-VG

23

của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/7/1964 về việc thành lập các trường giáo

dục thiếu niên hư, Quyết định số 217/TTG/CN ngày 18/12/1967 về việc tổ

chức lại các trường giáo dục thiếu niên hư,… [29]. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính được duy trì và tiếp tục sử dụng trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 với hai

nội dung cơ bản là xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử

lý hành chính.

Xử phạt vi phạm hành chính: Khái niệm này được sử dụng khá phổ biến

trong các văn bản pháp luật cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên, khái niệm này chỉ mới được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012

thì xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực

hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Biện pháp xử lý hành chính: Là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân

vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an tồn xã hội mà khơng phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường

giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt

buộc (Khoản 3 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012).

Trên thực tế, có nhiều ý kiến cho rằng xử lý vi phạm hành chính và xử

phạt vi phạm hành chính là một. Cách hiểu như trên là chưa đầy đủ, bởi trên thực tế xử phạt vi phạm hành chính khơng phải là biện pháp duy nhất nhằm

xác lập trật tự quản lý nhà nước bị phá vỡ. Nếu đồng nhất việc xử phạt vi

phạm hành chính với xử lý vi phạm hành chính thì dẫn đến việc coi nhẹ các

24

hành chính của chủ thể có thẩm quyền khi áp dụng pháp luật hành chính, dẫn đến hậu quả khơng đảm bảo mục đích xử phạt vi phạm hành chính.

Do đó, có thể hiểu một cách khái quát: Xử lý vi phạm hành chính là hoạt

động cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước nhằm áp dụng các chế tài hành chính, do các chủ thể được Nhà nước giao quyền, thực hiện đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định.

Trật tự quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy là một trong

những lĩnh vực được các quy phạm pháp luật hành chính bảo vệ. Vì vậy, cũng

có thể hiểu: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy và chữa cháy là hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước nhằm áp dụng các chế tài hành chính, do các chủ thể được Nhà nước giao quyền, thực hiện đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy và chữa cháy theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy Qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)