Đánh giá chung về thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy Qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 85 - 96)

lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội

a. Ưu điểm

- Chính quyền và các cơ quan tham mưu thành phố đã quan tâm ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, chấn chỉnh, định hướng cho việc xử lý vi

phạm pháp luật về PCCC và các vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; sự

quan tâm đó đã thể hiện được quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị

trong việc phịng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi VPHC

trong lĩnh vực PCCC cụ thể: Các văn bản chỉ đạo đã yêu cầu các cơ quan, đơn

vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong tỉnh phải có trách nhiệm thực hiện

nghiêm túc các quy định của pháp luật về PCCC; yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm về PCCC, trong đó lực lượng Cảnh sát PCCC giữ vai trị nịng cốt.

- Cơng tác XPVPHC được đẩy mạnh bước đầu đã nâng cao được ý thức,

trách nhiệm về công tác PCCC của các chủ cơ sở, người đứng đầu các cơ

quan, doanh nghiệp, các đơn vị trên địa bàn, đặc biệt là đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán các chất,

hàng nguy hiểm về cháy, nổ; bên cạnh đó, hoạt động XPVPHC về PCCC trên địa bàn đã có những tác động tích cực về mặt nhận thức trong việc tự giác

chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC và đảm bảo an toàn PCCC tại

các địa bàn dân cư và các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC, từ đó đưa cơng tác quản lý về PCCC đối với các cơ sở trên địa bàn đi vào nề nếp;

- Hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân về PCCC được phát hiện và xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật, góp phần làm tăng hiệu lực,

78

hiệu quả QLNN về công tác PCCC tại các cơ sở và địa bàn dân cư, đồng thời

nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành và thực

hiện các biện pháp PCCC, hạn chế các các nguyên nhân có thể dẫn đến cháy, nổ gây thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn;

- Việc ra các quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC của lực lượng chức năng cơ bản đúng theo trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định

của pháp luật về xử phạt VPHC. Kết quả công tác xử phạt VPHC trong lĩnh

vực PCCC của các lực lượng trên tồn thành phố đã có những chuyển biến tích cực, số vụ vi phạm được phát hiện xử phạt, số tiền phạt đã tăng theo từng năm; hồ sơ xử phạt đã được lập và lưu trữ theo quy định của pháp luật;

- Trong quá trình thực hiện các hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực

PCCC, cho đến nay chưa có trường hợp nào khiếu nại, tố cáo đối với người có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC trong việc ra quyết định

sai hoặc các lỗi trong thực hiện các thủ tục xử phạt hành chính. Các Quyết

định xử phạt vi phạm cơ bản được các tổ chức, cá nhân chấp hành một cách nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật.

b. Tồn tại, hạn chế trong việc xử lý vi phạm hành chính

Qua thực tiễn, cơng tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC

cho thấy, trong những năm qua số trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính

chủ yếu được phát hiện thơng qua cơng tác kiểm tra an tồn PCCC. Qua cơng

tác kiểm tra, nhiều hành vi vi phạm hành chính được phát hiện và xử lý kịp

thời, đồng thời cũng qua công tác này kết hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC, qua đó giúp người đứng đầu cơ sở và người lao động chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về an tồn PCCC. Qua cơng tác kiểm tra, hướng dẫn và xử lý vi phạm nhiều doanh nghiệp đã đầu tư

79

các biện pháp phòng cháy, huấn luyện nghiệp vụ cho đội PCCC cơ sở. Hầu

hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong các khu cơng nghiệp đều củng cố, kiện tồn ban chỉ đạo, bộ phận phụ trách PCCC. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trong thời

gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Trong thực tế các hành vi vi phạm quy định về PCCC trong các cơ sở

sản xuất, phổ biến tập trung ở một số hành vi vi phạm như: để vật cản trên lối

và đường thoát nạn; cửa thốt nạn đóng, khóa; phương tiện chữa cháy bị các

vật cản che khuất khơng nhìn thấy, khơng lấy được; sử dụng phương tiện chữa cháy vào các công việc khác;… đây là những hành vi vi phạm có thể khắc phục ngay, tuy nhiên do nể nang nên cán bộ kiểm tra thường nhắc nhở;

do đó, sau khi cơ sở khắc phục xong thường bỏ qua, không xử lý vi phạm. Do

vậy, khi cán bộ kiểm tra rời khỏi cơ sở, vì lý do kinh doanh cơ sở sẵn sàng vi phạm lại các hành vi vừa khắc phục để thuận lợi cho cơng tác sản xuất của

mình.

- Để tổ chức cơng tác đảm bảo an tồn PCCC, quy định của pháp luật điều chỉnh trong đầu tư xây dựng cần được quan tâm đúng mức do có sự kiêng nể, mối quan hệ giữa Cảnh sát kiểm tra PCCC với địa bàn, cơ sở. Các hành vi vi phạm như: Không thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát PCCC

trực tiếp quản lý khi có những thay đổi về kiến trúc của cơng trình, quy mơ,

tính chất hoạt động làm tăng mức độ nguy hiểm về PCCC; khơng trình thẩm

duyệt lại khi có thay đổi về thiết kế và thiết bị PCCC trong quá trình thi cơng;

đưa cơng trình vào hoạt động mà chưa được nghiệm thu về PCCC theo quy định;… Trong quá trình quản lý, trên cơ sở phân cơng địa bàn quản lý Cảnh sát phịng cháy và chữa cháy phụ trách địa bàn có nhiệm vụ nắm vững hoạt động của các cơ sở có liên quan đến hoạt động PCCC. Vì vậy, khi cơ sở có

80

và chữa cháy có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá, nếu sai phạm tương ứng với quy định xử phạt thì ra quyết định xử phạt hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền ra

quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Ngay trong giai đoạn thi cơng xây dựng cơng trình, Cảnh sát phịng cháy và chữa cháy quản lý cơ sở đã thực

hiện nhiệm vụ kiểm tra, quản lý cơ sở trong q trình thi cơng nhằm đảm bảo

an tồn PCCC trong quá trình thi cơng cũng như kiểm tra việc thi công hạng

mục PCCC như trong hồ sơ thẩm duyệt PCCC [31, tr. 62].

Qua thống kê xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC

trong đầu tư xây dựng cho thấy có chiều hướng gia tăng. Ví dụ: Tháng 11/2011, qua cơng tác kiểm tra an tồn PCCC trong giai đoạn thi cơng xây

dựng cơng trình Trung tâm thương mại Savico megamall Long Biên, số 7-9,

đường Nguyễn Văn Linh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội phát hiện cơng trình được đưa vào sử dụng từng phần như đưa dân cư vào ở, cho Công ty

TNHH Trần Anh và Big C thuê làm siêu thị song chưa được nghiệm thu PCCC. Đây là tổ hợp có cơng năng dùng làm trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở lớn nhất Hà Nội ở thời điểm đó. Sau khi kiểm tra, Cảnh sát kiểm tra PCCC đã lập biên bản vi phạm hành chính (Số 000457/BB-VPHC, ngày 12/11/2011) đề xuất lãnh đạo Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội ra quyết định

xử phạt vi phạm hành chính với hành vi vi phạm đưa cơng trình vào hoạt

động mà chưa được nghiệm thu về PCCC theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 16 Nghị định số 123/2005/NĐ-CP, mức phạt là 17.500.000 đồng (Quyết định số 000838/QĐ-XPHC, ngày 14/11/2011).

- Hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC cịn chưa cao do sự phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cùng

các lực lượng liên ngành (Sở Công thương; Sở Quy hoạch - Kiến trúc; Sở

Xây dựng; Công ty Điện lực; Ban quản lý các chợ, người đứng đầu trung tâm

81

lý thị trường;…) còn chưa chặt chẽ. Tồn tại này biểu hiện ở việc hàng năm số lượng đồn kiểm tra liên ngành được thành lập cịn ít, trong các lần kiểm tra an toàn PCCC chủ yếu do lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành

phố thực hiện.

- Hiện nay, diện tích thành phố Hà Nội đã được mở rộng nên một số cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC nằm ở xa trung tâm, nên trong công tác kiểm

tra, hướng dẫn và xử lý vi phạm còn hạn chế, cán bộ quản lý khơng có đủ điều

kiện về phương tiện, thời gian để kiểm tra, xử lý đối với những cơ sở này, dẫn tới các tồn tại, vi phạm về PCCC không được xử lý kịp thời, bên cạnh đó việc

tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCCC cho quần chúng nhân dân chưa được lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố quan tâm đúng

mức.

- Các vụ xử phạt tuy đã có sự chuyển biến tích cực về số lượng, song vẫn

còn hạn chế so với những vi phạm đã và đang xảy ra, vẫn còn vụ việc xử phạt

chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ, vì vậy, chưa đề cao được tính răn đe, giáo

dục đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm; việc lập hồ sơ vụ việc vẫn cịn sai sót chưa đảm bảo chặt chẽ theo quy định của pháp luật; việc đánh giá mức độ và hành vi vi phạm còn tùy tiện, chưa nghiêm túc và thiếu khoa học, chưa đảm bảo khách quan, dẫn đến hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính cịn hạn

chế.

- Cịn có hành vi vi phạm quy định về PCCC kéo dài nhưng chậm được

khắc phục. Tình trạng vi phạm các quy định về PCCC diễn ra có tính phổ biến (tuy ở mức độ vi phạm khác nhau) nhưng tỷ lệ xử lý (xử phạt VPHC, ra quyết

định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, khởi tố điều tra, truy tố) là chưa tương

xứng.

- Các vi phạm hành chính về PCCC được phát hiện và ghi nhận trong các biên bản kiểm tra an toàn PCCC là rất nhiều, bình quân mỗi biên bản

82

kiểm tra ghi nhận có tối thiểu từ 1 đến 2 vi phạm hành chính về PCCC, nhưng khi xử phạt cán bộ thực hiện nhiệm vụ thường chỉ ra quyết định xử phạt hoặc lập biên bản vi phạm hành chính với một vi phạm, thậm chí khơng xử phạt vi phạm nào; như vậy không đảm bảo theo nguyên tắc mọi hành vi vi phạm đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Các vụ xử phạt đối với các hành vi để xảy ra cháy cịn ít, đặc biệt là đối với các vụ cháy xảy ra tại các khu vực dân cư, hộ gia đình, việc xử phạt cịn

nhiều vướng mắc, chưa mang lại kết quả theo yêu cầu của pháp luật.

- Một số vụ xử phạt cán bộ thực hiện nhiệm vụ tiến hành lập biên bản vi phạm cũng như ra các quyết định xử phạt nhưng khơng xác định các tình tiết

tăng nặng, giảm nhẹ để ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật, có đến 85 % các vụ xử phạt đều xác định khung tiền phạt ở mức trung bình; bên

cạnh đó lại có vụ việc áp dụng hình thức xử phạt một cách tùy tiện, ví dụ như:

cơ sở có những vi phạm đã được kiến nghị khắc phục sửa chữa nhiều lần nhưng cơ sở không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, nhưng cán bộ

thực thi nhiệm vụ lại áp dụng mức xử phạt thấp nhất là cảnh cáo.

- Việc áp dụng các biện pháp xử phạt, đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động

đối với các cơ sở mang tính chất phúc lợi xã hội như: Bệnh viện, trường học,

chợ, trung tâm thương mại hoặc các cơ sở trọng điểm như các cơ quan nhà

nước thường gặp rất nhiều khó khăn, hầu như khơng thực hiện được do có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, đời sống của người dân. Thực tế cho thấy

qua kiểm tra an tồn PCCC có những cơ sở có nguy cơ cháy nổ rất cao, nhưng không thể áp dụng các biện pháp xử phạt trên.

c. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Thực tế cho thấy công tác xử lý VPHC trên địa bàn thành phố Hà Nội

83

phạt vi phạm hành chính. Những hạn chế đó cịn tồn tại là do những nguyên

nhân chủ yếu sau:

- Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về

PCCC và việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC còn bất cập, một số quy định trong Luật Phòng cháy và chữa cháy, Thông tư số 04/2004/TT-BCA và

một số quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC tính khả thi thấp, đã bộc lộ sự khơng phù hợp với thực tiễn công tác PCCC hiện nay, như: Chưa có quy định về trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng PCCC tại chỗ, chế độ chính sách cho những người tham gia hoạt động PCCC, quy định về tổ

chức, quản lý lực lượng PCCC chun ngành, quy chuẩn PCCC cho các cơng

trình siêu cao tầng, cơng trình ngầm,... Mặt khác, các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy thường được ban hành

chậm cũng làm cho việc tổ chức thực hiện gặp nhiều trở ngại. Một số các quy

định của pháp luật về PCCC còn chồng chéo với các quy định khác của pháp

luật như: Quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC, theo quy

định của Luật Phịng cháy và chữa cháy thì tiêu chuẩn về PCCC là tiêu chuẩn

bắt buộc áp dụng, tuy nhiên theo Luật Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt

Nam thì tiêu chuẩn chỉ khuyến khích áp dụng, điều này đã gây rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn.

+ Thực tế công tác quản lý về PCCC cho thấy một số lỗi vi phạm pháp luật về PCCC, thực sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng chưa được quy

định rõ trong các Nghị định về xử phạt hành chính trước đây đã gây nhiều khó khăn trong cơng tác xử phạt vi phạm hành chính như: Hành vi chiết nạp khí đốt hóa lỏng trái phép, hành vi làm mất giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy

hiểm về cháy, nổ,... Nhiều hành vi vi phạm về PCCC còn quy định chung chung, chưa cụ thể dẫn đến việc áp dụng trong công tác xử phạt chưa thực sự

84

các hành vi vi phạm để xảy ra cháy, nổ chưa được quy định đầy đủ và thiếu tính khoa học; thẩm quyền xử phạt chưa thể hiện được sự tin tưởng, mạnh dạn phân cấp, phân quyền cho những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ; hình

thức xử phạt và mức phạt tiền trong lĩnh vực PCCC cịn thấp, khơng đủ mức

độ răn đe, trừng phạt đối với các chủ thể vi phạm, chưa phản ánh và theo kịp

với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

+ Việc đánh giá thiệt hại trong các vụ cháy là căn cứ để xác định mức xử phạt cũng gặp nhiều khó khăn, hầu hết thiệt hại trong các vụ cháy trong thực

tế đều do việc đánh giá chủ quan của các đơn vị cơ sở nơi xảy ra cháy và cán bộ thực thi pháp luật; việc đánh giá thiệt hại chủ yếu thường theo hướng hạ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy Qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 85 - 96)