Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt hơn các địa phương khác trong cả nước. “Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh
64
tế và giao dịch quốc tế” (Nghị quyết 15 NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 12 năm 2000). Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nơi cung
cấp các dịch vụ cao cấp (tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn, viễn thơng, y tế,...); là trung tâm cơng nghiệp cơng nghệ cao, có đóng góp lớn vào thu ngân sách của đất nước; là trung tâm giao dịch quốc tế, đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia. Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng nhất
miền Bắc, nơi quy tụ đầy đủ các phương thức giao thông: đường bộ, đường sông, đường sắt, đường hàng không, là nơi hội tụ các tuyến giao thông trong nước và quốc tế. Hà Nội có hai sân bay dân dụng, là đầu mối giao thông của 5
tuyến đường sắt: Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Lào Cai, Hải Phịng,
Thái Nguyên. Các tuyến đường bộ như quốc lộ 1A, quốc lộ 5, quốc lộ 18,… Đường hàng không được nối với nhiều quốc gia và tỉnh, thành trong cả nước.
Với điều kiện thuận lợi này, Hà Nội là trung tâm thương mại - dịch vụ có tác
động chi phối trên phạm vi rộng lớn, là nơi phát luồng phục vụ phần lớn nhu
cầu hàng hoá, dịch vụ cho các tỉnh khu vực Bắc Bộ [40, tr. 16].
Là nơi tập trung các cơ quan cao nhất của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; thành phố có trên 160 các Đại sứ quán, Lãnh sự quán, cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện nước ngoài [12, tr. 2]; Hà Nội cũng tập trung đông đảo đội ngũ các nhà khoa học, các cán bộ có trình độ chuyên môn cao trong nhiều lĩnh vực, với hàng trăm viện nghiên cứu và nhiều trường đại học, cao đẳng.
Hà Nội tập trung nhiều bảo tàng lớn và quan trọng nhất cả nước như:
Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Quân đội và một số bảo tàng chuyên ngành như Bảo tàng Phụ nữ, Bảo tàng Địa chất, Bảo tàng Dân tộc,…
Năm 2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đơ Hà Nội, đã hợp nhất tồn bộ tỉnh Hà
65
Tây và chuyển toàn bộ huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã Đơng Xn, Tiến Xn, n Bình và n Trung của huyện Lương Sơn Hồ Bình vào Thành phố Hà Nội nâng diện tích Hà Nội lên thành 3348,5 km2; dân số 6450 nghìn người với 12 quận, 17 huyện và 01 thị xã. Trong đó nội thành
gồm 12 quận, ngoại thành gồm thị xã Sơn Tây và 17 huyện với 584 đơn vị hành chính cấp xã/phường/thị trấn, bao gồm: 177 phường, 386 xã và 21 thị
trấn [20, tr. 9].
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế, xã hội và sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, trong những năm qua, Hà Nội không ngừng được phát triển, mở rộng cả về quy mơ và diện tích. Hà Nội có 637 cơng trình cao
từ 10 tầng trở lên (có cơng trình siêu cao với 65, 72 tầng) có nhiều cơng trình trọng điểm quốc gia; có 151 chợ lớn, kiên cố và bán kiên cố; 142 siêu thị lớn,
trung tâm thương mại; 217 làng nghề truyền thống, nhiều khu dân cư tập trung đông người; 05 khu công nghiệp lớn; 19 khu công nghiệp vừa và nhỏ; 275 đơn vị, doanh nghiệp cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh; hàng trăm cơng trình có cơng trình ngầm để xe; 06 bãi đỗ xe lớn do cấp Thành phố quản lý; 01 sân bay quốc tế; 01 rừng quốc gia; 04 kho vật liệu nổ công nghiệp; 9
kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ; 06 kho khí đốt; 13 cơ sở sử dụng, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp; 215 khách sạn lớn; 04 đường ống dẫn xăng dầu; 489 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; 08 kho tồn chứa khí đốt hóa lỏng có trữ lượng từ
03 tấn trở lên; 22 trạm sang chiết nạp khí dầu mỏ hóa lỏng LPG); 03 kho hóa chất nguy hiểm cháy, nổ; 38 trạm biến áp có cơng suất 110 KV trở lên;... Ngồi ra, cịn có trên 10.000 cơ sở và các doanh nghiệp tư nhân, cơ sở sản
xuất kinh doanh, hợp tác xã, tiểu thủ công nghiệp do UBND quận, huyện, thị
xã cấp phép kinh doanh [12, tr. 3]. Với sự gia tăng về dân số và các phương
66
triển với nhiều thành phần kinh tế thì cơng tác phịng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố ngày càng được coi trọng.
Hoạt động phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Thủ đô luôn được Đảng, Nhà nước, cán bộ, các ngành trung ương quan tâm chỉ đạo. Ngày 19/11/2014, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 27/CT-TU về tăng cường sự lãnh đạo công tác PCCC&CNCH trên địa bàn thành phố trong tình hình mới; Ngày 25/6/2015, Ban Bí thư T.Ư Đảng đã ban hành Chỉ thị số 47
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng cháy, chữa cháy.
Trong đó, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến cơ sở phải xác định cơng tác phịng cháy và cứu nạn, cứu hộ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên hàng ngày; cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; xây dựng chiến lược phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu
hộ, nhất là đối với các địa bàn, cơng trình trọng điểm quốc gia trong đó có Thủ đơ Hà Nội.