Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy và chữa cháy

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy Qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 45 - 48)

cháy và chữa cháy

Khi tiến hành hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC,

người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải tuân thủ những nguyên

tắc xử lý vi phạm hành chính đã được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Theo đó, hoạt động

xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC phải tuân thủ các nguyên tắc

sau đây:

Thứ nhất: Nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời

Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. Việc xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC được tiến hành nhanh chóng,

cơng khai, khách quan, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. Đây là nguyên tắc quan trọng, bởi vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực

PCCC xảy ra thường xuyên nên việc xử lý nhanh chóng, kịp thời có ý nghĩa

cực kỳ quan trọng. Ví dụ như một cơ sở có hành vi san, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định hoặc sang các thiết bị chứa

38

không đúng chủng loại, không phù hợp với chất, hàng nguy hiểm cháy nổ;

nếu cơ quan có thẩm quyền khơng phát hiện, ngăn chặn và xử lý nhanh chóng, kịp thời thì sẽ dẫn tới những thiệt hại lớn cho người dân và cho xã hội.

Thứ hai: Nguyên tắc phân định thẩm quyền

Trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC thuộc thẩm quyền

xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý

đầu tiên thực hiện.

Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ

thể chứ không phải căn cứ vào mức tiền phạt thực tế áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm.

Đối với trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định như sau:

- Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành

chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính, thì

thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

- Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành

chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.

Thứ ba: Nguyên tắc công minh

Pháp luật quy định mọi hoạt động xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC nói riêng phải đảm bảo cơng minh. Muốn có cơng minh thì việc xử phạt vi phạm hành chính phải

39

phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.

Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành

chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình khơng vi phạm hành chính.

Khơng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC đối với các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phịng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, sự

kiện bất khả kháng hoặc người thực hiện hành vi vi phạm hành chính khơng

có năng lực trách nhiệm hành chính, chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Thứ tư: Chỉ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định

Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi

phạm hành chính được quy định cụ thể trong Nghị định của Chính phủ. Các văn bản do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang

Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền không được quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp

khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính.

Thứ năm: Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC chỉ bị xử phạt một lần

Theo nguyên tắc này thì trong thời gian tiến hành xử phạt và thi hành

quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một vi phạm hành chính cụ thể, người có thẩm quyền xử phạt khơng được xử phạt lần thứ hai đối với vi phạm đó.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi

40

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm

hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

Quy định xử phạt một lần đối với một hành vi vi phạm hành chính có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng trong việc xử phạt, tránh tình trạng xử phạt nhiều lần đối với một vi phạm, xâm phạm quyền và lợi ích

hợp pháp của công dân, tổ chức; đồng thời, đảm bảo hiệu lực của quyết định xử phạt đối với từng vi phạm hành chính cụ thể.

Thứ sáu: Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy Qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)