Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy Qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 48 - 53)

chữa cháy

Để đảm bảo các quy định của pháp luật trong QLNN về PCCC được

thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả, ngày 05/10/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2005/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, theo đó Nghị định có 20 điều quy định các hành vi vi phạm tương ứng với 20 nhóm hành vi vi phạm hành chính về PCCC; tuy nhiên, qua

thực tế áp dụng pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC, Nghị định

số 123/2005/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều hạn chế như: Chưa quy định hình thức

xử phạt “trục xuất” đối với người nước ngoài vi phạm; chưa quy định cụ thể

đối với các hành vi vi phạm về việc ban hành nội quy, quy định về PCCC

phải đầy đủ nội dung và phù hợp với tính chất cháy, nổ của cơ sở; hồ sơ quản

lý của cơ sở, thống kê, báo cáo về PCCC;...

Để khắc phục những hạn chế trên, ngày 14/6/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/8/2012 thay thế Nghị định số 123/2005/NĐ-CP, có 5 chương, 41 điều, bao gồm các quy định chung

41

và 23 điều từ Điều 5 đến Điều 27 quy định 22 nhóm hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt trục xuất. Nghị định số 52/2012/NĐ-CP đã bổ

sung một số hành vi phạm mới, đồng thời cũng quy định cụ thể hơn so với

Nghị định số 123/2005/NĐ-CP.

Để đảm bảo thực hiện đồng bộ và thống nhất các quy định của pháp luật

về xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt VPHC về PCCC nói riêng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, ngày 12/11/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phịng chống tệ nạn xã hội; phịng cháy và chữa cháy; phịng, chống bạo lực gia đình; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/12/2013 và thay thế Nghị định số 52/2012/NĐ-CP, ngày 14/6/2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC.

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP gồm có 4 chương và 74 điều; về hình

thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả cơ bản được quy định như trong Nghị định số 52/2012/NĐ-CP nhưng đã loại bỏ biện pháp khắc phục hậu quả trong 13 điều (Điều 27, 28, 33 và các điều từ Điều 34 đến Điều 45); điều chỉnh khung tiền phạt tối thiểu là từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng và tối đa là từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng (đối với cá nhân), nếu xử phạt tổ chức thì mức phạt tiền gấp 2 lần cá nhân; thẩm quyền

xử phạt tăng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; các

hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC được quy định tại 22 điều

từ Điều 27 đến Điều 48, theo đó các nhóm hành vi vi phạm về PCCC được kế thừa và chuyển gần như nguyên trạng từ các nhóm hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCCC từ Điều 5 đến Điều 26 Nghị định số 52/2012/NĐ-CP; riêng Điều

27 Nghị định số 52/2012/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt trục xuất được chuyển vào các khoản cụ thể của 9 điều (Điều 27 đến Điều 33, Điều 40,

42

Điều 42, Điều 43); về hành vi vi phạm đã loại bỏ 5 hành vi được quy định tại

Nghị định số 52/2012/NĐ-CP.

Theo đó, các hành vi vi phạm về PCCC được quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP được chia thành 22 nhóm sau:

- Nhóm hành vi vi phạm quy định trong việc ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện quy định, nội quy về PCCC gồm có 09 hành vi, như: Chấp hành không đầy đủ nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; làm mất tác dụng hoặc để nội quy, tiêu lệnh,

biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy cũ mờ, khơng

nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về kiểm tra an tồn PCCC gồm có 07

hành vi, như: Khơng xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra an tồn phịng cháy và chữa cháy; thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu

cầu bằng văn bản;…

- Nhóm hành vi vi phạm về hồ sơ quản lý cơng tác an tồn PCCC gồm

có 04 hành vi, như: Khơng thực hiện việc báo cáo về cơng tác phịng cháy và

chữa cháy; không đủ tài liệu trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong quản lý, bảo quản và sử dụng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ gồm có 07 hành vi, như: Khơng có

sổ sách, hồ sơ theo dõi, quản lý chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; bảo quản, bố trí, sắp xếp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng theo quy định;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong sản xuất, kinh doanh chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ gồm có 08 hành vi, như: Khơng có biện pháp, phương tiện ngăn ngừa tích tụ tĩnh điện theo quy định; khơng có biện

43

pháp thơng gió tự nhiên hoặc khơng có thiết bị thơng gió cưỡng bức theo quy định;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định trong vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ gồm có 17 hành vi, như: Làm hư hỏng giấy phép vận chuyển

chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; không mang theo giấy phép vận chuyển

khi vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt gồm có 04 hành vi, như: Sử

dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động ở những nơi có quy định cấm; sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà khơng đảm

bảo khoảng cách an tồn về phịng cháy và chữa cháy theo quy định;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong thiết kế, lắp đặt, quản lý, sử dụng điện gồm có 10 hành vi, như: Khơng có quy định về an tồn phịng cháy và chữa cháy trong sử dụng điện tại cơ sở; sử dụng thiết bị điện không theo đúng chỉ dẫn của nhà chế tạo;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về an tồn PCCC trong thiết kế, thi cơng, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét gồm có 04 hành vi, như: khơng có

hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định; không kiểm tra định kỳ hệ

thống chống sét theo quy định;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư, xây dựng gồm

có 08 hành vi, như: Thi cơng, lắp đặt khơng đúng theo thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt; khơng trình hồ sơ để thẩm duyệt lại khi cải tạo, mở rộng, thay đổi tính chất sử dụng nhà, cơng trình trong q trình thi cơng, sử dụng theo quy định;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về khoảng cách an toàn PCCC và ngăn cháy gồm có 09 hành vi, như: Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa khơng đảm bảo khoảng cách an tồn phịng cháy và chữa cháy và ngăn cháy theo

44

quy định; không tổ chức vệ sinh công nghiệp dẫn đến khả năng tạo thành mơi trường có nguy hiểm về cháy, nổ;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về thoát nạn trong PCCC gồm có 10

hành vi, như: Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thơng và các

vật dụng khác cản trở lối thoát nạn; tháo, gỡ hoặc làm hỏng các thiết bị chiếu

sáng sự cố, biển báo, biển chỉ dẫn trên lối thoát nạn;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về phương án chữa cháy của cơ sở

gồm có 09 hành vi, như: Xây dựng phương án chữa cháy không đảm bảo yêu cầu; không phổ biến phương án chữa cháy;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về thơng tin báo cháy gồm có 06 hành

vi, như: Khơng có hiệu lệnh, thiết bị thông tin báo cháy theo quy định; báo cháy chậm, không kịp thời; báo cháy không đầy đủ;…

- Nhóm các hành vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện PCCC gồm có 13 hành vi, như: Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ

thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy định kỳ; trang bị phương tiện phịng cháy và chữa cháy khơng đầy đủ hoặc khơng đồng bộ theo quy định;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về công tác chữa cháy gồm có 11 hành

vi, như: Khơng kịp thời thực hiện việc cứu người, cứu tài sản hoặc chữa cháy; không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, học tập, bồi dưỡng và huấn luyện về PCCC gồm có 04 hành vi, như: Không tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy theo quy định; không tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng

nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về thành lập, tổ chức, quản lý lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành gồm có 07 hành vi, như:

45

về an tồn phịng cháy và chữa cháy; lực lượng chữa cháy cơ sở không sử

dụng thành thạo phương tiện phòng cháy và chữa cháy được trang bị tại cơ sở;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phương tiện, thiết bị PCCC và thiết kế về PCCC gồm có 04 hành vi, như: Hành vi của đơn vị thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mà không đủ tư cách pháp nhân, năng lực chuyên môn kỹ thuật theo quy định; hốn cải xe ơ tơ

chữa cháy, tàu, thuyền chữa cháy chuyên dùng khi chưa được phép của cơ

quan có thẩm quyền;…

- Nhóm các hành vi vi phạm quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

gồm có 05 hành vi, như: Cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không mua theo quy định; mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không

đúng quy tắc, biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do Bộ Tài chính ban hành;…

- Nhóm các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình gồm có 03 hành vi, như: vơ ý vi phạm quy định an tồn phòng cháy

và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại dưới 25.000.000 đồng;…

- Nhóm các hành vi hành vi vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ gồm

có 06 hành vi, như: Hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại dưới 2.000.000 đồng;…

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy Qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)