CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
2.1. TÍNH THANH KHOẢN CỦA NHTM
2.1.5. Quản trị thanh khoản trong NHTM
Bản chất của vấn đề quản trị thanh khoản có thể hiểu như sau:
❖ Rất hiếm khi tồn tại 1 thời đểm cụ thể cung thanh khoản và cầu thanh khoản của
một NH bằng với nhau. Do vậy, các NH phải thường xuyên trong tình trạng đối diện và giải quyết một trong hai trạng thái thanh khoản là thặng dư hoặc thâm hụt thanh khoản.
❖ NH phải đánh đổi giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời. Giữ
nhiều nguồn vốn hơn để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản, tuy nhiên lợi nhuận của NH thấp hơn và ngược lại.
❖ Các NH phải mất chi phí giải quyết vấn đề thanh khoản, bao gồm chi phí trả lãi
các nguồn vốn vay mượn và chi phí để tìm nguồn vốn, chi phí cơ hội do phải bán các tài sản sinh lợi khiến cho lợi nhuận tương lai mất đi.
Để xử lý vấn đề thanh khoản, các NH có thể tiếp cận 3 chiến lược quản trị thanh khoản sau:
• Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản có
Chiến lược này địi hỏi dự trữ thanh khoản dưới hình thức tài sản có tính thanh khoản cao, chủ yếu là tiền mặt và các chứng khoán. Khi xuất hiện nhu cầu thanh khoản, NH bán các tài sản thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng.
Ưu điểm: NH chủ động.
Điều kiện áp dụng:
❖ NH nhỏ, mới thành lập;
❖ NH chưa có hệ thống chi nhánh phát triển; ❖ NH đặt mục tiêu an toàn trên hết.
• Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản nợ
Các NH tăng nguồn vốn có tính thanh khoản thông qua vay mượn trên thị trường tiền tệ. Yêu cầu của các NH là vay mượn tức thời nguồn vốn khả dụng để trang trải tất cả nhu cầu thanh khoản đã dự phòng. Nguồn vay mượn thanh khoản chủ yếu đối với một NH bao gồm: chứng chỉ tiền gửi khả nhượng có giá trị lớn, tiền vay NHTW, vay trên thị trường tiền tệ,...
Ưu điểm:
❖ Cho phép duy trì cơ cấu tài sản hợp lý, nếu như NH xét thấy thỏa mãn với danh mục hiện tại;
❖ Đảm bảo cơ cấu nguồn (chỉ vay khi thực sự cần vốn).
Nhược điểm:
❖ NH bị động (có thể khơng vay được); ❖ Chi phí vay có thể cao;
❖ Khách hàng nhận thức được khó khăn của NH bắt đầu rút vốn;
❖ Các TCTC khác nhận thức được khó khăn của NH nên không cho vay.
Điều kiện áp dụng:
❖ NH có quy mơ lớn, có uy tín; ❖ NH đặt mục tiêu là lợi nhuận.
• Chiến lược kết hợp cả 2 hướng trên.
Do những rủi ro vốn có khi phụ thuộc vào nguồn thanh khoản vay mượn và những chi phí dự trữ thanh khoản bằng tài sản, phần lớn NH đã dung hòa trong việc chọn chiến lược quản trị thanh khoản của họ, nghĩa là kết hợp đồng thời cả hai loại chiến lược trên để tạo ra chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng.