CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA NHTM

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam giai đoạn 2009 – 2017 (Trang 29)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

2.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA NHTM

2.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô

Tăng trưởng tín dụng

Theo sách Loan Portfolios Management 1998, cho vay là hoạt động kinh doanh chủ

yếu của các NHTM. Danh mục cho vay thường chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản và là nguồn đem lại thu nhập chủ yếu cho NH. Tuy nhiên nó là một trong những nguồn có rủi ro lớn nhất đối với an tồn và sự ổn định của NH. Vì cho vay là tài sản có tính thanh khoản kém nên số tiền vay tăng lên đồng nghĩa với tăng tài sản có tính thanh khoản kém trong tổng tài sản của NH. Theo Pilbeam (2005, trang 42), trên thực tế khả năng thanh khoản của các NH bị ảnh hưởng mạnh bởi tăng trưởng tín dụng. Nếu nhu cầu vay vốn từ khách hàng ít thì NH có xu hướng giữ nhiều tài sản thanh khoản hơn (tức là tài sản ngắn hạn), trong khi nếu nhu cầu vay từ khách hàng cao thì họ có xu hướng giữ tài sản có tính thanh khoản thấp hơn vì các khoản vay dài hạn nói chung có lợi hơn. Do đó, tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các NH.

Quy mô ngân hàng

Quy mô NH được đại diện bằng tổng tài sản. Tính thanh khoản của NH thường đo lường khả năng giải quyết tất cả các yêu cầu thanh tốn tại một thời điểm nhất định với chi phí thấp hoặc tăng vốn ngắn hạn bằng cách bán tài sản để thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Theo Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Thanh Lâm Nguyên (2017) cho rằng trên thực tế, các NHTM lớn có nguồn vốn dồi dào thường có một số chiến lược để tối đa hóa lợi nhuận và cho vay nhiều để kiếm được thu nhập mặc dù cho vay có rủi ro ảnh hưởng đến thanh khoản của họ. Đó là bởi vì các NH lớn hơn thường có khả năng chống lại và vượt qua khó khăn trong vấn đề thanh khoản. Do đó, quy mơ của một NH rõ ràng ảnh hưởng đến tính thanh khoản của NH.

Vốn chủ sở hữu

Theo Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Thanh Lâm Nguyên (2017), một NH có vốn chủ cao và lớn hơn mức trung bình của ngành cho thấy nó có khả năng huy động vốn, cho vay

và đảm bảo thanh toán theo yêu cầu một cách tốt hơn so với các NH khác. Các NHTM thường gặp nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Rủi ro một khi xảy ra sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng, và thậm chí đưa một NH đến bờ vực phá sản. Trong trường hợp đó, một NH có vốn chủ mạnh có thể dễ dàng bù đắp những tổn thất xảy ra và giúp họ vượt qua được mối đe dọa đó. Trong một số trường hợp NH mất khả năng thanh tốn, vốn chủ của nó được sử dụng để bù đắp tổn thất và đáp ứng yêu cầu thanh khoản của khách hàng. Do vậy, vốn chủ sở hữu có tác động đến tính thanh khoản của NHTM.

Nợ xấu

Các khoản nợ xấu là các khoản cho vay không thu hồi gốc và lãi trong thời gian dài và trái với các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng vay. Theo đó, bất kỳ khoản vay nào khơng được thanh tốn cả gốc và lãi, trái với các điều khoản của hợp đồng vay, đều khơng có hiệu quả. Qua đó, số lượng các khoản nợ xấu thể hiện chất lượng tài sản của NH.

Các khoản nợ xấu có thể dẫn đến vấn đề hiệu quả đối với ngành NH. Theo Bloem và Gorter (2001), mặc dù các vấn đề liên quan đến nợ xấu có thể ảnh hưởng đến tất cả các ngành, nhưng nó tác động nghiêm trọng nhất đến các định chế tài chính như các NHTM và các TCTC có danh mục cho vay lớn. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng của các NH cũng như khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh tốn của khách hàng. Nợ xấu có ảnh hưởng khơng nhỏ tới các chủ nợ cũng như NH, khiến cho cả 2 đều có nguy cơ mất vốn và dẫn đến các vấn đề thanh khoản. Do đó, số lượng các khoản nợ xấu có ảnh hưởng tới thanh khoản của các NH.

Tỷ lệ tổng vay trên tổng huy động

Vũ Thị Hồng (2011) cho rằng tỷ lê ̣ vốn huy động ngắn hạn được đo lường bằng tổng cho vay chia cho tổng huy động. Trong đó, nguồn vốn huy động ngắn hạn bao gồm tiền gửi khách hàng và tiền huy động được từ các TCTD khác hay trên thị trường tài chính, tỷ số này càng lớn chứng tỏ NH cấp tín dụng cao hơn nhiều so với nguồn vốn huy động được. Vì vậy, lúc NH gặp khó khăn về thanh khoản sẽ rất khó huy động được những

nguồn vốn rẻ nếu cho vay quá nhiều, làm cho khả năng thanh khoản sẽ giảm đi trông thấy. Ngược lại, trong trường hợp tỷ số này thấp chứng tỏ NH cho vay ít hơn so với nguồn vốn huy động được hoặc có thể có các nguồn khác như vay trên thị trường liên NH, phát hành giấy tờ có giá,… thấp hơn so với các khoản huy động làm tăng khả năng thanh khoản của NH. Do đó, tỷ lệ cho vay trên tổng huy động có tác động đến thanh khoản.

Lợi nhuận của NH

Wahiu (1999) nghiên cứu và cho thấy rằng hai trong các yêu cầu quan trọng nhất của hoạt động NH là tính thanh khoản và lợi nhuận. Khả năng sinh lời và thanh khoản phải được quan tâm và triệt để trong quản lý. Demburg (1985), quan sát thấy rằng trong việc quản lý danh mục đầu tư, các NHTM có hai mục đích chính có thể xung đột; duy trì tài sản thanh khoản để đảm bảo khả năng thanh khoản và mong muốn có được tỷ suất lợi nhuận cao trên tài sản của mình nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Ơng cũng lưu ý rằng cho vay những khách hàng vay rủi ro cao và các khoản đầu tư dài hạn có xu hướng thu được lợi nhuận cao hơn cho các NH. Ngược lại, rủi ro thấp và các nhà đầu tư ngắn hạn sẽ mang lại cho DN lợi nhuận thấp. Vì vậy, việc theo đuổi lợi nhuận, các NH muốn giữ một tỷ lệ nhỏ tài sản thanh khoản. Đồng thời, thận trọng về tài chính sẽ yêu cầu các NH giữ đủ tiền mặt và các tài sản thanh khoản khác để đáp ứng nghĩa vụ của họ khi đến hạn. Do đó, các NH phải đối mặt với sự lựa chọn xung đột giữa chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. Tỷ lệ lợi nhuận cao liên quan đến thanh khoản thấp. Do đó, khả năng sinh lợi có tác động đến thanh khoản.

Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Thanh Lâm Nguyên (2017) cho biết chỉ tiêu này miêu tả cấu trúc tài chính của một NHTM. Như vậy, nó cung cấp cho các nhà đầu tư một cái nhìn tổng quan về sức mạnh tài chính của NH bởi vì nó cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Về cơ bản, các NHTM huy động vốn để thực hiện cho vay. Thực tế cho thấy nếu nợ ngắn hạn nhiều hơn vốn chủ, cấu trúc vốn của NH

khá rủi ro do NH vay nhiều hơn số vốn tự có. Khi tỷ lệ này cao hơn mức trung bình của ngành, có thể kết luận rằng vốn của NH chủ yếu là từ các nguồn vốn ngắn hạn không ổn định. Điều này dẫn đến sự cần thiết phải tăng thanh khoản ngắn hạn và do đó giảm thanh khoản tổng thể. Do đó, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu có tác động đến tính thanh khoản của NHTM.

2.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mơ

Trong các nghiên cứu trên thế giới, đã có rất nhiều bài nghiên cứu tìm ra được nhiều nhân tố vĩ mơ tác động đến tính thanh khoản của NH. Vậy nên, trong bài nghiên cứu này, tác giả xin trình bày một số các nhân tố: tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp làm đại diện cho môi trường vĩ mô trong việc xem xét tác động của môi trường vĩ mơ đến tính thanh khoản của NH.

Tốc độ tăng trưởng GDP

Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product, viết tắt là GDP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi tồn quốc gia, nó cịn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội. GDP là một yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến thanh khoản của NH. Theo bài Luận văn của thạc sĩ Berhanu BerihunEngida (2015) đã trích dẫn từ bài nghiên cứu của tác giả Gavin & Hausmann (1998) rằng “Có thể thấy một cuộc suy thoái nghiêm trọng hoặc khủng hoảng trong hoạt động kinh doanh làm giảm khả năng của khách hàng thanh toán khoản vay, làm tăng nợ xấu của NH và cuối cùng là dẫn đến phá sản”. Đối với Painceira (2010), nghiên cứu về tính thanh khoản của NH trong các chu kỳ kinh doanh khác nhau và cho thấy rằng các NH lựa chọn tài sản thanh khoản thấp trong giai đoạn bùng nổ kinh tế. Ngoài ra, các NH tăng lợi nhuận bằng cách mở rộng các khoản cho vay để duy trì sự bùng nổ kinh tế, trong khi hạn chế các khoản vay vốn trong thời kỳ suy thoái kinh tế để ưu tiên thanh khoản. Tóm lại, các NH thích thanh khoản cao do sự tự tin trong việc thu lợi nhuận trong thời suy thoái kinh tế. Aspachs, Nier và Tiesset (2005) cũng cho rằng

các NH ưu tiên thanh khoản khi nền kinh tế tụt dốc, trong thời gian cho vay rủi ro. Tuy nhiên, NH sẽ bỏ qua thanh khoản trong thời kỳ bùng nổ kinh tế khi cơ hội cho vay có thể thuận lợi. Và nghiên cứu trong nước của Lê Thanh Tâm & Nguyễn Anh Tú Ngân (2017) đã cho thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản và tăng trưởng thực của GDP.

Tỷ lệ lạm phát

Lạm phát phản ánh tình trạng mà nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ vượt quá cung trong nền kinh tế. Lạm phát gây ra nhiều biến dạng trong nền kinh tế. Nó ảnh hưởng sức mua của đồng tiền vì khi lạm phát tăng thì người tiêu dùng không thể mua được nhiều như trước đây mặc dù với cùng 1 lượng tiền. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc hoàn trả các khoản vay và khơng khuyến khích tiết kiệm vì thực tế tiền hiện tại có giá trị hơn trong tương lai. Thêm vào đó, tỷ lệ lạm phát cao và sự thay đổi đột ngột của lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực lên lãi suất thực và vốn của NH. Về mặt này, các khoản nợ xấu của NH sẽ tăng lên, giá trị của các tài sản giảm xuống và giá trị khoản cho vay của các NH sụt giảm. Do đó, ta thấy rằng tỷ lệ lạm phát có tác động đáng kể tính thanh khoản của NH (Heffernan, 2005).

Tỷ lệ thất nghiệp

Theo Horváth et al. (2014), thất nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến thanh khoản. Thất nghiệp lớn làm giảm vốn và cản trở việc tạo ra thanh khoản. Phát hiện này phù hợp với thực tế là các NH bị giảm khả năng thanh toán và tạo ra thanh khoản thấp hơn trong thời điểm kinh tế khó khăn. Kết quả của nghiên cứu Doris Madhi (2017) cũng đồng tình với ý kiến trên. Tuy nhiên qua nghiên cứu của Anamika Singh & Anil Kumar Sharma (2016), Ionica Munteanu (2012) cho ra kết quả ngược lại rằng tỷ lệ thất nghiệp tăng lên của nền kinh tế đã làm tăng tính thanh khoản của NH.

2.3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA NHTM

2.3.1. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của môi trường vi mơ đến tính thanh khoản của NHTM

Kamoyo Elias Maore (2002) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính thanh khoản của NH ở Kenya. Nghiên cứu thu thập số liệu của 30 NH ở Kenya trong giai đoạn từ 1995 đến 2004. Kết quả nghiên cứu từ phân tích dữ liệu chéo kết hợp với phương pháp thống kê mơ tả và sử dụng mơ hình hồi quy OLS cho thấy các yếu tố quan trọng quyết định tính thanh khoản của các NHTM ở Kenya là nợ thanh khoản, cơ hội tăng trưởng của công ty và thời gian đáo hạn khoản vay dài hạn. Nợ thanh khoản và thời gian đáo hạn của các khoản vay dài hạn có tương quan thuận với thanh khoản trong khi cơ hội tăng trưởng của công ty có tương quan nghịch. Các yếu tố khác như tài sản lưu động và tiền mặt có tác động cùng chiều nhưng không đáng kể đến tính thanh khoản của các NHTM. Tương tự theo kết quả định lượng, đòn bẩy, quy mô, tỷ suất sinh lợi và cam kết cho vay có tác động ngược chiều khơng đáng kể đến thanh khoản của các NH. Vũ Thị Hồng (2011) nghiên cứu về đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của NHTM VN” dùng mẫu của 37 NHTM VN trong giai đoa ̣n 2006-2011 với phương pháp nghiên cứu thống kê mơ tả và mơ hình FEM. Nghiên cứu đã tìm thấy sự tác đơ ̣ng của mơ ̣t số yếu tố đến khảnăng thanh khoản của các NHTM VN. Cụ thể là, “Tỷ lê ̣ vốn chủ sở hữu”, “Tỷ lê ̣ nợ xấu” và “Tỷ lê ̣ lợi nh ̣n” có mới tương quan th ̣n; ngược la ̣i, “Tỷ lê ̣ cho dư nợ vay/ huy đơ ̣ng” có mới tương quan nghi ̣ch với khảnăng thanh khoản của các NHTM VN. Tuy nhiên, nghiên cứu này khơng tìm thấy ảnh hưởng của “Tỷ lê ̣ dự phịng rủi ro tín dụng”, “Quy mơ NH” đới với khả năng thanh khoản của các NHTM VN. Nghiên cứu này không những giúp nhâ ̣n đi ̣nh được mô ̣t cách khách quan những yếu tố nào tác đơ ̣ng đến thanh khoản mà cịn giúp cho các nhà quản lý trong NH, chính phủ và NHNN có thể đưa ra những chính sách quản lý hê ̣ thớng NH có hiê ̣u quả.

Doriana Cucinelli (2013) nghiên cứu ở khu vực Châu Âu với đề tài những nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của NH trong phạm vi khu vực Châu Âu. Thời gian nghiên cứu là 2006-2010. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích mối quan hệ tồn tại giữa rủi ro thanh khoản, được đo bằng “Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản” và “Tỷ lệ vốn ổn định ròng”, và một số biến số cấu trúc NH cụ thể (quy mô, vốn, chất lượng tài sản). Mẫu bao gồm 1080 NH ở Eurozone được liệt kê và không được liệt kê. Phương pháp áp dụng trong phân tích là hồi quy OLS dựa trên dữ liệu bảng. Các kết quả cho thấy rằng các NH lớn hơn có rủi ro thanh khoản cao hơn, trong khi các NH có vốn hóa lớn hơn thì có tính thanh khoản tốt hơn trong dài hạn. Chất lượng tài sản chỉ ảnh hưởng đến mức độ rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn.

Tafirei Mashamba (2014) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính thanh khoản của NH ở Zimbabwe bằng cách phân tích nhân tố nội bộ của NH. Giai đoạn nghiên cứu từ 2009 đến 2014 . Biến phụ thuộc gồm “tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản”, “tỷ lệ tài sản thanh khoản/ tiền gửi và các khoản tài trợ ngắn hạn”, “tỷ lệ nợ/ tổng tài sản” và “tỷ lệ nợ/ tiền gửi và các khoản tài trợ ngắn hạn”. Các biến độc lập gồm hệ số CAR, quy mô NH, logarit của tốc độ tăng trưởng nợ và tỷ lệ nợ xấu. Qua phương pháp thống kê mơ tả, sử dụng mơ hình hồi quy OLS và một số kiểm định, kết quả nghiên cứu xác định rằng tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều đến thanh khoản của NH. Đồng thời kết quả chỉ ra rằng tương quan cùng chiều giữa quy mơ NH, tỷ lệ an tồn vốn, tăng trưởng tín dụng và thanh khoản đã được thiết lập.

Angela Roman & Alina Camelia Sargu (2014) nghiên cứu về đề tài phân tích rủi ro thanh khoản của các NHTM ở các nước thành viên EU mới như Bulgaria và Romania. Nghiên cứu thu thập số liệu từ 15 NH ở Romania và 11 NH ở Bulgaria. Thời gian nghiên cứu là 2003 đến 2011 với phương pháp nghiên cứu là thống kê mơ tả, phân tích ma trận tương quan và mơ hình hồi quy OLS. Biến “tỷ lệ tài sản thanh khoản/ tổng tài

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam giai đoạn 2009 – 2017 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)