CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ dữ liệu đã thu thập, đề tài đã ước lượng mơ hình hồi quy và đi đến kết luận về những tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mơ đến tính thanh khoản của NHTM. Kết quả cho thấy có 3 yếu tố vi mơ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của NHTM trong giai đoạn hậu khủng hoảng gồm tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ tổng cho vay trên tổng huy động tác động ngược chiều đến khả năng thanh khoản NHTM, trong khi đó suất sinh lời trên tổng tài sản có tác động cùng chiều. Đối với các yếu tố vĩ mô, kết quả chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều và 2 biến tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp có tác động cùng chiều đối với khả năng thanh khoản của NHTM. Theo đó, kết quả mơ hình hồi quy thu được như sau:
LQ = 26.903880 – 0.362494*CAP - 0.247605*LDR + 1.389804*ROA - 2.306629*GGDP + 0.775053*INF + 8.412620*UNEM
Các biến độc lập trong mơ hình có thể giải thích được 56,5% sự biến thiên xung quanh giá trị trung bình của khả năng thanh khoản. Theo đó, khi các yếu tố khác khơng đổi thì:
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng 1% thì tính thanh khoản sẽ giảm 0.362%. Tỷ lệ tổng cho vay trên tổng huy động tăng 1% thì tính thanh khoản sẽ giảm 0.247%. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản tăng 1% thì tính thanh khoản sẽ tăng 1.389%.
Tốc độ tăng trưởng GDP tăng 1% thì tính thanh khoản sẽ giảm 2.306%. Tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì tính thanh khoản sẽ tăng 0.775%.