KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NHTM VIỆT NAM VÀ CƠ QUAN QUẢN

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam giai đoạn 2009 – 2017 (Trang 82 - 87)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.2. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NHTM VIỆT NAM VÀ CƠ QUAN QUẢN

LÝ NHÀ NƯỚC

5.2.1. Đối với các NHTM

5.2.1.1. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng sẽ dẫn đến khả năng thanh khoản của NHTM giảm. Tuy nhiên, qua phân tích ta thấy CAP tác động ngược chiều đến LQ lý do là vì trong giai đoạn nghiên cứu, NH sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư vào các kênh khác nhầm gia tăng ROA. Do đó việc tăng vốn chủ sở hữu không đem lại tác động xấu đến thanh khoản mà theo các chuyên gia việc tăng vốn chủ sở hữu giúp tạo bước đệm khi đối mặt với rủi ro thanh khoản. Vì vậy tác giả sẽ đưa ra một số đề xuất nâng cao tính thanh khoản thơng qua việc năng cao tỷ lệ vốn chủ và việc sử dụng địn bẩy tài chính để cấp tín dụng và đầu tư một cách an toàn và hiệu quả:

Đối với vốn chủ sở hữu: Các NH cần phải nỗ lực xây dựng và duy trì mối quan hệ với

các chủ sở hữu, đồng thời thiết lập các mối quan hệ bền vững với những nhà cung cấp vốn then chốt (các NH đại lý, khách hàng lớn, các đối tác và hệ thống thanh toán,...) nhằm hỗ trợ NH có một tấm đệm thanh khoản khi gặp khó khăn về thanh khoản.

Để tạo sự an tồn khi sử dụng địn bẩy tài chính trong đầu tư và kinh doanh nhằm gia tăng ROA, các NH cần phải phòng ngừa được các loại rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, tại VN, hoạt động kinh doanh mà các NH chú trọng nhất và cũng đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho NH là hoạt động tín dụng. Vì vậy, phịng ngừa rủi ro tín dụng vẫn là điều mà các NH cần lưu ý nhất khi gia tăng đầu tư kinh doanh. Do đó, để phịng ngừa rủi ro tín dụng, các biện pháp được đề xuất cho các NH gồm:

Thứ nhất, thiết lập chính sách tín dụng phù hợp. NH cần phân tích và nghiên cứu thị

trường rồi đưa ra những quy định về sản phẩm cho vay như giới hạn cấp tín dụng, lãi suất, phương thức thẩm định, điều kiện khách hàng.

Thứ hai, áp dụng chính sách bảo đảm tín dụng phù hợp, việc áp dụng các biện pháp

pháp lý để thu hồi được các khoản nợ của khách hàng đã vay. Do đó NH cần đẩy mạnh cơng tác cho vay có tài sản đảm bảo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Thứ ba, mua bảo hiểm tín dụng. Biện pháp này phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay.

Do tình trạng thất nghiệp nước ta khá cao do đó nếu khách hàng khơng may rơi vào tình trạng thất nghiệp, khi đó họ sẽ khơng có thu nhập để trả nợ thì cơng ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm chi trả.

Thứ tư, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Rủi ro tín dụng đến từ cán bộ tín dụng là một điều khơng thể bỏ qua. Do đó các NH cần xây dựng hệ thống quy trình nghiêm ngặt, phân quyền phán quyết cụ thể, thường xuyên mở các lớp đào tạo chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp.

5.2.1.2. Tỷ lệ tổng cho vay trên tổng huy động (LDR)

Dựa vào kết quả nghiên cứu, ta thấy rằng việc tăng tỷ lệ tổng cho vay trên tổng huy động sẽ dẫn đến giảm khả năng thanh khoản của các NHTM. Do đó NH cần phải quản lý và điều chỉnh tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động hợp lý nhằm năng cao khả năng thanh khoản thông qua một số các khuyến nghị sau:

Đầu tiên đối với tổng vốn huy động, cần nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NH:

Một là, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ là một yếu tố quan trọng ảnh

hưởng đến việc ra quyết định lựa chọn NH để gửi tiền của khách hàng. Do đó NH cần nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng của các nhân viên nhầm tạo ra đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp tận tình phục vụ và đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.

Hai là, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn (có nhiều sự lựa chọn lãi suất tương ứng với các kì hạn khác nhau). Do nhu cầu của khách hàng khi đến NH là khác nhau nên việc thoả mãn được những nhu cầu đa dạng của khách hàng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn. Hơn nữa, việc tăng cường công tác marketing nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng cũng cần được chú trọng.

Ba là, mở rộng mạng lưới hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch giúp khách hàng dễ

dàng đến NH khi có nhu cầu. Ngoài ra, cơ sở vật chất hiện đại tạo sự thoải mái, tiện nghi khi khách hàng đến giao dịch cũng là điều không thể bỏ qua.

Bốn là, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, thường xuyên quan tâm, chăm sóc và thăm hỏi khách hàng, việc này giúp thu hút và giữ chặt mối quan hệ giữa khách hàng với NH. Qua đó đánh giá được mức độ hài lòng, những điểm hạn chế còn tồn tại nhằm nâng cao năng lực phục vụ khách hàng.

Năm là, không ngừng cải thiện yếu tố công nghệ vào hoạt động kinh doanh NH, điều

này giúp khách hàng quản lý tiền của mình một cách hiệu quả hơn, tạo niềm tin, sự an toàn cũng như tính tiện ích khi sử dụng các dịch vụ của NH.

Đối với việc cấp tín dụng, NH cần kiểm soát:

Thứ nhất, NH cần cân đối giữa cho vay và huy động bằng cách duy trì một nguồn dự

phịng phù hợp, cần có kế hoạch dự phòng gồm chiến lược xử lý các vấn đề về thanh khoản và quy trình xử lý sự suy giảm luồng tiền trong những tình huống khẩn cấp.

Thứ hai, nguồn cho vay chủ yếu ở đây là cho vay khách hàng, do đó rủi ro tín dụng chắc chắn sẽ tăng lên nếu NH cho vay nhiều. Vì vậy, để hạn chế rủi ro này, NH phải tăng cường đầu tư vào các tài sản thanh khoản để góp phần trung hòa rủi ro.

Thứ ba, thu hẹp kỳ hạn cho vay giúp các NH linh hoạt hơn. Cùng với một tỷ lê ̣ LDR, nhưng nếu NH này có vốn huy động dài hạn hơn, cho vay ngắn hạn nhiều hơn thì áp lực chi trả sẽ dễ chịu hơn nhiều so với NH có nhiều vốn huy động ngắn hạn nhưng lại cho vay trung dài hạn nhiều hơn.

5.2.1.3. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Như kết quả đã trình bày ở chương trước, khi NH hoạt động hiệu quả và có tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản tăng thì cũng đồng thời góp phần làm khả năng thanh khoản của họ tăng lên. Do đó tác giả gợi ý một số khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng thanh khoản cũng như khả năng sinh lời của NHTM để từ đó có sở nâng cao khả năng thanh khoản của NHTM. Các khuyến nghị như sau:

Nâng cao khả năng sinh lời nên nhìn ở hai khía cạnh :

Thứ nhất, tăng doanh thu bằng cách đa dạng hóa sản phẩm. Các NH cần thiết kế các sản phẩm đa dạng nhầm đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng. Đặc biệt là các sản phẩm cho vay, vì phần lớn lợi nhuận các NHTM VN là từ cho vay. Ngoài ra cần đẩy mạnh cung cấp thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng khác đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như cung cấp dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại hối, các sản phẩm đầu tư,.... Điều này cũng giúp NH hạn chế rủi ro hơn, do tập trung vào cho vay sẽ dễ dàng dẫn đến rủi ro tín dụng.

Thứ hai, Nâng cao hiệu quả hoạt động để làm giảm chi phí hoạt động thơng qua việc

định kỳ kiểm tra các địa điểm thuê đặt chi nhánh, phịng giao dịch xem có hỗ trợ hoạt động kinh doanh hiệu quả không. Nếu không hiệu quả nên di dời các chi nhánh và phòng giao dịch đến điểm khác tiềm năng hơn. Ngoài ra, NH nên tổ chức các buổi đào tạo cán bộ nhân viên nhầm cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, để tạo ra đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp đem đến thành quả lao động cao hơn và hoạt động kinh doanh của NH hiệu quả hơn.

5.2.2. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 5.2.2.1. Biến tỷ lệ lạm phát (INF) 5.2.2.1. Biến tỷ lệ lạm phát (INF)

Kết quả nghiên cứu cho thấy biến vĩ mơ lạm phát có tác động cùng chiều đến khả năng thanh khoản của một NHTM. Do đó, để tạo môi trường kinh doanh hiệu quả hơn cũng như cải thiện tính thanh khoản của NHTM các cơ quan Chính phủ, NHNN có thể điều chỉnh thơng qua biến vĩ mơ này. Do đó các gợi ý chính sách sẽ nhằm duy trì mức lạm phát ổn định cùng với mức tăng hợp lý nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế và nâng cao khả năng thanh khoản của NHTM, cụ thể:

Một là, NHNN kiểm soát tổng phương tiện thanh tốn và tín dụng chặt chẽ, gắn với

nâng cao chất lượng tín dụng nhằm kiểm sốt lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Hai là, NHNN kiểm soát lượng cung tiền trong từng thời kỳ, đồng thời tín dụng được

cịn là nhân tố chính gây áp lực lên sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng (chủ yếu là kết quả của việc điều chỉnh giá của nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt).

Ba là, thay vì điều hành CSTT bám sát một tỷ lệ lạm phát nhất định, NHNN có thể xây

dựng và cơng bố một vùng lạm phát mục tiêu làm căn cứ cho điều hành CSTT và định hướng kỳ vọng lạm phát của công chúng. Biện pháp này nếu được triển khai sẽ tạo ra tính linh hoạt cho cơng tác điều hành của NHNN. Đây cũng là một bước chuẩn bị cho việc chuyển sang điều hành CSTT theo lạm phát mục tiêu trong tương lai khi hội tụ đủ các điều kiện cần thiết.

Bốn là, cần hoàn thiện các văn bản pháp lý quy định và trao nhiệm vụ rõ ràng hơn cho

NHNN, để NHNN tập trung theo đuổi một mục tiêu chủ đạo. Mục tiêu cuối cùng của CSTT nên là duy trì giá cả ổn định, thể hiện ở mức lạm phát thấp và hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Năm là, NHNN cần thực hiện linh hoạt việc bơm tiền ra/hút tiền về, thông qua nghiệp

vụ thị trường mở và các công cụ khác để điều tiết thanh khoản hợp lý, hỗ trợ các TCTD có điều kiện cung ứng vốn thơng suốt cho nền kinh tế. Đồng thời, NHNN điều hành lãi suất liên NH ở mức phù hợp với tương quan với lãi suất thị trường cấp 1, đảm bảo thanh khoản cho toàn hệ thống, nhằm tạo điều kiện ổn định mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các TCTD, nhưng vẫn kiểm sốt được lạm phát và khơng gây áp lực lên tỷ giá.

5.2.2.2. Biến tỷ lệ cho vay trên tổng huy động (LDR)

NHNN cần kiểm sốt và quản lý hoạt động của NHTM thơng qua hệ số LDR như tăng cường vai trò kiểm sốt quản lý tín dụng của các NHTM bằng cách kiểm toán chặt chẽ, theo dõi mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng như đã nêu trong Thông tư 36/2014/TT-NHNN và tỷ lệ bao phủ dịch vụ nợ (DSCR) trong 30 ngày được đặt ở mức 50%. Từ những quy định này, NHNN có thể tích hợp các tiêu chuẩn quốc tế Basel II và Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản vào các NHTM VN để giúp họ hoạt động ngày càng hiệu quả và lành mạnh hơn.

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam giai đoạn 2009 – 2017 (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)