DỊNG ĐIỆN TRONG CÁC MƠI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu BG thi nghiem VLPT SPDN(01 2018) (Trang 28 - 31)

I. CHUẨN BỊ LÝ THUYẾT

Đọc SGK Vật lý 11 NC các bài 18, 19, 22 và SGK Vật lý 11 Chuẩn bài 13, 15 để trả lời câu hỏi sau:

Nêu một cách ngắn gọn, chính xác nội dung các kiến thức mới cần xây dựng được trong từng bài học? vai trị thí nghiệm trong bài học?

II. THỰC HÀNH

2.1. Thí nghiệm 1. Dịng nhiệt điện

2.1.1. Mục đích thí nghiệm

Chứng tỏ khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai chỗ tiếp xúc của 2 kim loại khác nhau thì trong mạch xuất hiện dịng điện.

2.1.2. Dụng cụ thí nghiệm

Bộ thí nghiệm dịng điện trong các mơi trường (L4141C) gồm:

STT Tên dụng cụ Số lượng TN1 TN2 TN3 1. Cặp nhiệt điện 1 x 2. Bình điện phân 2 x 3. Bộ nguồn 1 chiều 100 V 1 x x x 4. Bộ khuếch đại dòng (Imax < 10 mA ) x 5. Điện kế chứng minh V – G - A 1 x x 6. Chân đế 1 x 7. Bộ tụ điện 2 bản cực inox 1 x 8. Trụ thép inox (dùng chung) x 9. Khớp nối (dùng chung) 10. Đèn cồn (bật lửa gas) x

2.1.3. Tiến hành thí nghiệm

- Gắn cặp nhiệt điện lên giá, nối hai đầu với điện kế để tạo thành mạch kín (hình

3.8.2). (Vặn nhẹ núm xoay phía sau điện kế để điều chỉnh kim điện kế chỉ đúng vạch 0

chính giữa thang đo nếu cần).

- Giữ một đầu mối hàn A ở nhiệt độ phòng (T2), đốt nóng dần đầu tiếp xúc cịn lại B (T1). Quan sát số chỉ và chiều lệch của kim điện kế. Nhận xét về độ lệch của điện kế theo nhiệt độ.

- Giữ nguyên nhiệt độ mối hàn đầu B (nhiệt độ phịng), đốt nóng dần đầu A, quan sát và nhận xét về số chỉ của điện kế.

- Các kết luận rút ra từ thí nghiệm?

2.2. Thí nghiệm 2. Dịng điện trong chất điện phân

2.2.1. Mục đích thí nghiệm

- Chứng tỏ dung dịch điện phân dẫn điện.

- Khảo sát mối quan hệ giữa hiệu điện thế và dòng điện trong chất điện phân khi có hiện tượng cực dương tan.

2.2.2. Dụng cụ thí nghiệm

Gồm: Bình điện phân, nguồn điện, dung dịch CuSO4, NaCl, biến trở, các dây nối, Vôn kế và Ampe kế.

Hình 3.8.4. TN dịng điện trong chất khí

2.2.3. Tiến hành thí nghiệm

- Đổ nước cất vào bình điện phân, mắc mạch điện như hình 3.8.3a, nối mạch với nguồn điện một chiều 6 V. Di chuyển biến trở, quan sát số chỉ. Kết luận về sự dẫn điện của nước.

- Pha thêm 2 - 5 gram muối ăn NaCl vào nước cất trong bình (hoặc thay nước bằng dung dịch CuSO4), tiến hành thí nghiệm tương tự. Thay đổi giá trị của biến trở, ghi kết quả vào bảng:

U (V) I (mA)

- Vẽ đồ thị của I theo U. Nhận xét về sự dẫn điện của dung dịch điện phân và mối quan hệ I - U.

2.3. Thí nghiệm 3. Dịng điện trong chất khí

2.3.1. Mục đích thí nghiệm

Chứng minh sự tạo thành dịng điện trong chất khí.

2.3.2. Dụng cụ thí nghiệm (xem mục 2.1.2) 2.3.3. Tiến hành thí nghiệm

- Lắp tụ điện vào trụ đỡ thí nghiệm. Vặn vít để hai bản tụ song song, thẳng đứng, cách chân đế khoảng 15 cm. Nối tụ điện với điện áp 100 V một chiều trên bộ khuếch đại, nối điện kế với lỗ cắm khuếch đại dịng (hình

3.8.4).

Hình 3.8.3b. Hình ảnh TN dịng điện

trong chất điện phân

Hình 3.8.3a. Sơ đồ TN dòng điện

trong chất điện phân R A A Bình điện phân V MBA

- Điều chỉnh kim điện kế chỉ 0.

- Cắm mạch điện với ổ điện ngoài, quan sát số chỉ của điện kế, kết luận về tính dẫn điện của khơng khí.

- Dùng ngọn lửa đèn cồn (bật lửa gas) đốt nóng khơng khí giữa hai bản tụ điện. Quan sát số chỉ của điện kế và rút ra nhận xét về tính dẫn điện của khơng khí bị đốt nóng. Giải thích kết quả.

- Rút nguồn điện ngoài (hoặc tắt đèn cồn), quan sát số chỉ của điện kế.

Chú ý: Dòng điện đi qua G làm lệch kim khơng phải là dịng đi qua hai bản cực,

mà nó là dịng điện đã được khuếch đại lên nhiều lần để dễ quan sát.

III. BÀI TẬP

1. Ghi lại các kết quả ứng với các thí nghiệm? Nêu những chú ý khi tiến hành thí nghiệm để đảm bảo thành cơng?

2. Từ thí nghiệm 1 có thể rút ra những kết luận gì để vận dụng dạy học đoạn 1.a, b bài 18. Hiện tượng nhiệt điện, hiện tượng siêu dẫn - SGK VL11 NC.

3. Soạn thảo tiến trình dạy học:

- Mục 1 bài học: Hiện tượng nhiệt điện, hiện tượng siêu dẫn (Bài 18 - VL11NC). - Mục IV. Dòng điện trong kim loại (Bài 13 – VL11 Ch)

- Mục II. Dịng điện trong chất khí (Bài 15 – VL11 Ch).

 

Một phần của tài liệu BG thi nghiem VLPT SPDN(01 2018) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)