I. CHUẨN BỊ LÝ THUYẾT
Đọc SGK Vật lý 12 Chuẩn bài 24, 27 và SGK Vật lý 12 NC bài 35, 40 để trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu một cách ngắn gọn, chính xác nội dung các kiến thức mới cần xây dựng được trong từng bài học?
2. Logic (phương pháp) dạy học hiện tượng tán sắc ánh sáng?
II. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM
- Quan sát hiện tượng tán sắc ánh sáng. - Phát hiện ánh sáng đơn sắc.
- Tổng hợp ánh sáng trắng.
- Phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
III. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
Bộ thí nghiệm như hình 3.18.1, gồm có:
1. Bảng thép, kích thước (450 mm 800 mm), có chân đế. 2. Đèn loại 12 V – 21 W.
3. Bộ 2 lăng kính tam giác đều, có đế nam châm.
4. Màn chắn bằng vật liệu đảm bảo độ bền cơ học, có khe chắn hẹp, có đế nam châm.
5. Màn quan sát bằng vật liệu đảm bảo độ bền cơ học, màu trắng đục, có đế nam châm.
6. Dụng cụ phát hiện tia hồng ngoại, tia tử ngoại. 7. Biến thế nguồn (dùng chung).
8. Điện kế chứng minh (dùng chung). 9. Dây nối (dùng chung).
IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM 4.1. Hiện tượng tán sắc ánh sáng
- Thí nghiệm được bố trí như trên hình 3.18.2.
- Điều chỉnh để chùm sáng từ đèn chiếu vào mặt bên của lăng kính. Dùng màn để hứng chùm ló ra khỏi lăng kính. Trên màn sẽ quan sát được dải màu liên tục từ đỏ đến tím.
4.2. Ánh sáng đơn sắc
- Thí nghiệm được bố trí như trên hình 3.18.3.
- Điều chỉnh để chùm sáng từ đèn chiếu vào mặt bên của lăng kính. Dùng màn chắn có khe hẹp để chắn ngang chùm ló, chỉ cho một tia sáng màu đi qua và chiếu vào mặt bên của lăng kính thứ hai. Dùng màn để hứng tia ló ra khỏi lăng kính. Trên màn sẽ quan sát được một vệt sáng màu. Điều đó chứng tỏ ánh sáng đơn sắc khơng bị tán sắc khi qua lăng kính.
4.3. Tổng hợp ánh sáng trắng
Bỏ màn chắn ra, để hai thấu kính gần và ngược chiều nhau. Điều chỉnh màn quan sát để hứng được một vệt sáng trắng. Điều đó chứng tỏ dải sáng màu từ đỏ đến tím đã được tổng hợp lại thành ánh sáng trắng.
4.4. Thí nghiệm phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại
- Thí nghiệm được bố trí như hình 3.18.1.
- Cho chùm sáng đi qua lăng kính, dùng dụng cụ phát hiện tia hồng ngoại, tử
1 2 3 4 5 6 7 8 Hình 3.18.1. Bộ thí nghiệm về quang phổ Hình 3.18.2. TN tán sắc ánh sáng Hình 3.18.4. TN tổng hợp ánh sáng trắng Hình 3.18.3. TN ánh sáng đơn sắc
ngoại hứng chùm tán sắc. Dụng cụ trên được nối với điện kế G.
- Dịch chuyển đầu thu của dụng cụ, thấy khi chưa đến vùng sáng tím, kim điện kế đã bị lệch, chứng tỏ tồn tại vùng tử ngoại.
- Tiếp tục di chuyển đến vùng đỏ, kim điện kế lệch mỗi lúc một nhiều. Qua khỏi vùng đỏ, kim điện kế giảm từ từ nhưng vẫn khác 0, chứng tỏ tồn tại vùng hồng ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh sáng đỏ.
- Tiếp tục di chuyển, kim điện kế trả về 0.
V. BÀI TẬP
1. Ghi lại các kết quả ứng với các thí nghiệm? Nêu những chú ý khi tiến hành thí nghiệm để đảm bảo thành cơng?
2. Vai trị của mỗi thí nghiệm trong mỗi bài học? 3. Soạn thảo tiến trình dạy học có sử dụng thí nghiệm: - Bài 24,Tán sắc ánh sáng - SGKVL 12 Chuẩn.
- Mục I, Bài 27, Phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại - SGKVL 12 Chuẩn.