HIỆN TƯỢNG TỰ CẢM

Một phần của tài liệu BG thi nghiem VLPT SPDN(01 2018) (Trang 35 - 37)

I. CHUẨN BỊ LÝ THUYẾT

Đọc SGK Vật lý 11 NC bài 41 và SGK Vật lý 11 Chuẩn bài 25 để trả lời câu hỏi sau: Nêu một cách ngắn gọn, chính xác nội dung các kiến thức mới cần xây dựng được trong từng bài học? Vai trị thí nghiệm trong bài học?

II. THỰC HÀNH

2.1. Mục đích thí nghiệm

- Nghiên cứu hiện tượng tự cảm khi đóng và ngắt mạch điện.

2.2. Dụng cụ thí nghiệm

STT Tên dụng cụ Số lượng

1 Bảng mạch điện chứa các linh kiện thí nghiệm 1

2 Biến thế nguồn 1

3 Dây nối 2

4 Chân đế 1

5 Trụ thép 1

2.3. Tiến hành thí nghiệm

2.3.1. Thí nghiệm 1. Hiện tượng tự cảm khi đóng mạch

- Mắc mạch điện như sơ đồ hình 3.11.1. - Cấp điện 6V DC cho mạch.

- Đóng K, K1, K2 (K3 để hở), chỉnh biến trở R để hai đèn Đ1 và Đ2 sáng như nhau rồi ngắt K.

- Đóng khóa K, quan sát sự sáng lên của hai đèn. Tiến hành thí nghiệm vài lần, nhận xét và giải thích kết quả.

2.3.2. Thí nghiệm 2. Hiện tượng tự cảm khi ngắt mạch

- Ngắt K2, đóng K, K1, K3.

- Ngắt K, quan sát hiện tượng xảy ra.

- Làm lại thí nghiệm vài lần, nhận xét kết quả và giải thích.

Hình 3.11.1. Sơ đồ mạch điện TN tự

cảm

Hình 3.11.2. TN khi đóng, ngắt mạch điện

III. BÀI TẬP

1. Ghi lại các kết quả ứng với các thí nghiệm? Nêu những chú ý khi tiến hành thí nghiệm để đảm bảo thành cơng?

2. Ngun nhân nào làm xuất hiện suất điện động tự cảm trong cuộn dây? Suất điện động tồn tại trong thời gian nào? Tại sao trong thí nghiệm đóng mạch, đèn Đ3 khơng lóe sáng mặc dù khóa K3 đóng?

3. Soạn thảo tiến trình dạy học:

- Các đoạn 1 bài học: Hiện tượng tự cảm (Bài 41 - SGKVL11 NC). - Đoạn II.1,2 bài học: Tự cảm (Bài 25 - SGKVL11 Chuẩn).

 

Một phần của tài liệu BG thi nghiem VLPT SPDN(01 2018) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)