DÒNG ĐIỆN FOUCAULT

Một phần của tài liệu BG thi nghiem VLPT SPDN(01 2018) (Trang 34 - 35)

I. CHUẨN BỊ LÝ THUYẾT

Đọc SGK Vật lý 11 NC bài 38, 40 và SGK Vật lý 11 Chuẩn bài 23 để trả lời câu hỏi sau:

Nêu một cách ngắn gọn, chính xác nội dung các kiến thức mới cần xây dựng được trong từng bài học? Vai trị của thí nghiệm trong bài học?

II. THỰC HÀNH

2.1. Thí nghiệm 1. Hiện tượng cảm ứng điện từ

2.1.1. Mục đích thí nghiệm

- Nghiên cứu hiện tượng cảm ứng điện từ, sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào chiều dịch chuyển tương đối của nam châm và vòng dây (chiều biến thiên của từ thơng).

2.1.2. Dụng cụ thí nghiệm

Dùng chung với bài 3.9.

2.1.3. Tiến hành thí nghiệm

- Nối sơ đồ mạch như hình 3.10.1. - Đưa nam châm lại gần khung dây, chú ý các cực của nam châm, quan sát chiều lệch của kim điện kế. Ghi lại chiều quay của kim điện kế.

- Đưa nam châm ra xa, quan sát và ghi lại chiều quay của kim điện kế.

- Giữ nam châm đứng yên, di chuyển khung dây, quan sát chiều quay của kim điện kế và nhận xét.

Từ các kết quả thí nghiệm, rút ra giả thuyết về nguyên nhân xuất hiện dịng điện trong mạch?

2.2. Thí nghiệm 2. Thí nghiệm về dịng điện Foucault (Phu cơ)

2.2.1. Mục đích thí nghiệm

Nghiên cứu về hiện tượng xuất hiện dịng điện Foucault.

2.2.2. Dụng cụ thí nghiệm

Dùng chung với bài 3.9.

2.2.3. Tiến hành thí nghiệm

- Bố trí thí nghiệm như hình 3.10.2.

- Khi chưa cho dòng điện vào cuộn dây của nam châm điện. Cho 2 con lắc (có xẻ rãnh và khơng xẻ rãnh) dao động đồng thời sẽ thấy thời gian dao động của chúng gần như nhau.

- Cấp điện vào cuộn dây của nam châm điện, cho 2 con lắc dao động đồng thời, nhận xét về thời gian dao động của 2 con lắc.

- Rút ra kết luận và giải thích.

III. BÀI TẬP

1. Ghi lại các kết quả ứng với các thí nghiệm? Nêu những chú ý khi tiến hành thí nghiệm để đảm bảo thành cơng?

2. Trong thí nghiệm 1, để đưa ra được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng cần tiến hành các thí nghiệm nào khác? Có thể tiến hành thí nghiệm nào từ bộ thí nghiệm đã cho? SGK đã trình bày các thí nghiệm nào? Anh (chị) hiểu cụm từ “chống lại nguyên nhân sinh ra nó” như thế nào?

3. Soạn thảo tiến trình dạy học:

- Các đoạn 1,4 bài học: Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng. (Bài 38 - SGKVL11 NC)

- Đoạn 1 bài học: Dòng điện Foucault (Bài 40 - SGKVL11 NC).

- Mục II. bài học: Từ thông, cảm ứng điện từ (Bài 23 - SGKVL11 Chuẩn).

 

Một phần của tài liệu BG thi nghiem VLPT SPDN(01 2018) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)