Tóm tắt sự khác biệt giữa cách tiếp cận Top-down và Bottom-up

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng stress test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 40 - 41)

Top – Down Bottom - up

Tổ chức thực hiện

NHTW/Cơ quan giám sát. Từng ngân hàng tự xây dựng cơng cụ riêng của mình hoặc sử dụng các mơ hình nội bộ.

Dữ liệu

Sử dụng dữ liệu tổng hợp của từng ngân hàng hoặc dữ liệu toàn hệ thống.

Sử dụng dữ liệu danh mục đầu tư/kinh doanh của ngân hàng hoặc dữ liệu về khách hàng của từng ngân hàng.

Phân tích tác động

Đánh giá tác động của từng kịch bản đối với các khoản mục của cả hệ thống hoặc từng ngân hàng và đánh giá các trạng thái vốn.

Đánh giá tác động của kịch bản đối với tình hình tài chính của từng khách hàng, sau đó tổng hợp tác động để xem xét mức độ ảnh hưởng vào danh mục và vốn của ngân hàng.

Ưu điểm

Sử dụng hiệu quả khi đánh giá rủi ro tín dụng.

Cho phép so sánh các ngân hàng và có thể đánh giá được tác động lan truyền.

Do được thiết kế riêng cho từng ngân hàng và có nhiều dữ liệu hơn nên phản ảnh tốt hơn đối với rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản của từng ngân hàng.

Nhược điểm

Không phản ánh rõ được tình trạng rủi ro của từng ngân hàng.

Khó khăn trong việc so sánh kết quả của các ngân hàng với nhau.

1.3. Các phương pháp kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản

Hiện nay theo thơng lệ thế giới có hai cách tiếp cận chính đối với ST rủi ro thanh khoản: (1) Cách tiếp cận theo thời điểm (Stock based Approach); và (2) Cách tiếp cận theo thời kỳ (Flow based approach). Phương pháp thứ nhất là phương pháp đơn giản, dựa hoàn toàn vào các số liệu của bảng cân đối tài sản của ngân hàng tại một thời điểm nào đó. Trong khi đó, phương pháp thứ hai ưu việt hơn rất nhiều nhưng cũng phức tạp hơn vì phải sử dụng các mơ hình để lượng hóa và giả định sự căng thẳng các dòng tiền trong tương lai khi thực hiện ST rủi ro thanh khoản. Chúng ta sẽ xem xét chi tiết hai phương pháp này dưới đây.

1.3.1. Cách tiếp cận theo thời điểm (Phương pháp dựa trên bảng cân đối)Mô tả phương pháp Mơ tả phương pháp

Dựa trên số liệu sẵn có về tài sản Có và tài sản Nợ tại một thời điểm bất kỳ (BCĐKT), người thực hiện đưa ra các giả định về cú sốc thanh khoản như tăng đột biến tỷ lệ rút tiền ở các tài khoản tiền gửi nội tệ và ngoại tệ (tức là tăng rủi ro thanh khoản huy động), hoặc giảm khả năng thanh khoản của các tài sản có tính lỏng (tăng rủi ro thanh khoản thị trường) hoặc kết hợp cả hai. Để đáp ứng nhu cầu chi trả tăng lên đột biến như vậy, ngân hàng cần phải bán tài sản của mình và khơng xét đến sự trợ giúp từ bên ngồi. Trên cơ sở đó, người thực hiện đánh giá xem ngân hàng có thể chịu đựng được bao nhiêu ngày khi khơng có sự trợ giúp từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng stress test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)